Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Việt Nam đóng tàu tuần tra mới Project 10.412


Ngày 12/11 nhà máy đóng tàu Almaz ở St Petersburg (Nga) tiến hành đóng mới tàu tuần tra thuộc Project 10.412  theo yêu cầu của Việt Nam.
Project 10.412 là một phần trong tổng thể của dự án đóng mới các tàu tuần tra ven biển và tập trung vào đóng các tàu tuần tra cao tốc, làm nhiệm vụ ngăn chặn các hoạt động xâm nhập bất hợp pháp vào vùng lãnh hải, bảo vệ tàu thuyền và an toàn hàng hải trước các cuộc tấn công của đối phương, giám sát vùng đặc quyền kinh tế.

Vũ khí chính của tàu bao gồm pháo hạm AK-176M- 76,2mm, pháo bắn nhanh AK-306,  hai súng máy 14,5mm, giá phóng cùng 16 tên lửa đối không tầm thấp Igla.

Tàu tuần tra ven biển thuộc Project 10.412.

Tàu tuần tra thuộc Project 10.412 được khởi xướng vào năm 2009, tàu có lượng giãn nước là 356 tấn, dài 49,5m, rộng 9,2m, mớn nước 2,4m, thủy thủ đoàn 28 người, thời gian hoạt động liên tục 10 ngày. Tàu được trang bị 3 động cơ diesel công suất 4.800 mã lực, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ (56km/h), tầm hoạt động 2.200 hải lý. 
Tàu có khả năng hoạt động rất cao trên biển, tàu có thể hoạt động trong điều kiện biển động cấp 7. Đặc biệt, tàu được thiết kế đặc biệt để hoạt động tốt trên các vùng có khí hậu nóng ẩm cao.

Trước đó vào năm 2002, nhà máy đóng tàu Almaz ở St Petersburg đã bàn giao hai chiếc tàu tuần tra cao tốc Svetlyak thuộc Project 10.410 cho Hải quân Nhân Dân Việt Nam.

Trước những diễn biến phức tạp trong khu vực, Việt Nam đầu tư một cách cân nhắc vào đội tàu tuần tra bảo vệ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, đảm bảo an toàn hàng hải, các hoạt động đánh bắt của ngư dân, cũng như tiến hành các hoạt động cứu hộ khi cần thiết.

>> Tàu Gerpard Việt Nam thử nghiệm bắn đạn thật
>> Giới thiệu xuồng cao tốc ‘cá mập biển Đông’
>> Chùm ảnh về khu trục hạm Gepard duy nhất trên biển
Quốc Việt (theo Arms-tass)

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

'Hậu duệ' súng chống tăng B-40 xuất hiện

Các thế hệ súng chống tăng RPG (ở Việt Nam thường gọi là B-40, B-41) đã nổi tiếng trên toàn thế giới, vì vậy, khi RPG-32 (Hashim) ra đời thu hút rất nhiều sự quan tâm từ dư luận.
Súng phóng lựu đa chức năng RPG-32 được phát triển giữa những năm 2005 và 2007 tại tổ hợp FGUP 'Bazalt' theo yêu cầu và đơn đặt hàng đã kí với Jordan.

Lô hàng RPG-32 'Hashim' được gửi tới Jordan từ Nga, nhưng sau đó nó sẽ được sản xuất hàng loạt cả súng lẫn đạn tại Jordan tại nhà máy JRESCO dưới với sự cho phép của Nga.

Khẩu RPG-32 này đã thừa kế những phát triển và thành công của các thế hệ súng phóng lựu và rocket của Nga từ trước đến nay, nó có thể sử sụng với nhiều loại mục tiêu đa dạng trên chiến trường, từ những xe tăng chủ lực, xe bọc thép cho đến những boong-ke, công trình quân sự và binh lính đối phương.
RPG-32
Sự đa năng này có được là nhờ RPG-32 có thể sử dụng tới 4 loại đạn – 2 loại cỡ 105mm và 2 loại đạn nhẹ và linh hoạt hơn cỡ 72mm. Ở mỗi cỡ nòng đều có 1 loại đạn HEAT (với loại đạn 105mm được thiết kế để chống lại tăng có giáp phản ứng nổ ERA) và 1 loại đạn FAE nhiệt áp nâng cao khả năng sát thương mảnh, chống lại các loại xe bọc giáp mỏng hay các mục tiêu “mềm”.

Súng phóng lựu đa nhiệm RPG-32 có kết cấu dạng modul bao gồm 2 phần chính: Một ống phóng ngắn, dùng nhiều lần, có tay cầm, hệ thống bắn và kính ngắm, bộ phận thứ 2 là hộp chứa đạn, sẽ được gắn vào phía sau súng để bắn và khi sử dụng xong sẽ tháo ra và vất đi để gắn hộp đạn khác (mỗi viên đạn PG-32V có một hộp chứa riêng).

Đạn dành cho RPG-32 đều sử dụng động cơ chất rắn cháy hết khi đạn còn trong súng, quả đạn được định hướng bằng các cánh đuôi.

Dưới đây là một số hình ảnh về loại súng và đạn này:
RPG-32 với 2 loại đạn chống tăng và nhiệt áp
 RPG-32 gồm 2 modul riêng biệt với kinh ngắm dùng nhiều lần

Quang Minh ( Báo đất việt )

Giải pháp thay thế xe tăng 'cụ rùa' T-54/55

T-54/55 đã lỗi thời nhưng vẫn có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu của chiến tranh hiện đại, Cục Thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov (KMDB) của Ukraine đưa ra gói nâng cấp T-55AGM dành cho dòng xe tăng huyền thoại này. 


T-54/55 ra đời từ những năm 1950, từ đó đến lúc ngừng sản xuất những năm đầu 1980 hơn 90.000 chiếc đã được xuất xưởng.

Thời kì Chiến tranh lạnh, T-54/55 được sử dụng ở nhiều cuộc xung đột trên thế giới. Hơn nửa thế kỉ trôi qua, T-54/55 vẫn hiện diện với vai trò xe tăng chiến đấu chủ lực, là xương sống của lực lượng tăng - thiết giáp nhiều quốc gia trên thế giới.

T-55 của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nguồn ảnh: Báo QĐND

KMDB đã cho ra đời nhiều mẫu xe tăng chiến đấu huyền thoại như T-34, T-54 và T-80.

Gói nâng cấp T-55AGM do Cục Thiết kế chế tạo máy Kharkiv Morozov (Ukraine) cung cấp.

Phiên bản nâng cấp T-55AGM tập trung nâng cấp vũ khí, hệ thống điều khiển hỏa lực, tăng khả năng bảo vệ, và tính cơ động.
Hỏa lực mạnh

Phần hiện đại hóa vũ khí gồm pháo nòng trơn KBM1 125mm hoặc pháo nòng trơn KBM2 120mm (biến thể KBM1 phù hợp với tiêu chuẩn NATO). KBM1 125mm dài 6m, nặng 2.500kg, có khả năng bắn các loại đạn:

- Đạn xuyên giáp có cánh đuôi ổn định dùng một lần (APFSDS)
- Đạn nổ lõm chống tăng (HEAT)
- Đạn thuốc nổ phá mảnh (HE-FRAG)
Số lượng đạn 125mm mang trên xe khoảng 30 viên (có 18 viên nằm trong thiết bị nạp đạn tự động).

Pháo nòng trơn KBM1 125mm.

- Súng máy đồng trục KT - 7,62mm hoặc PKT - 7,62mm đặt ở bên phải pháo chính 125mm. Số lượng đạn khoảng 3.000 viên.

- Súng máy phòng không KT - 12,7mm hoặc NSVT - 12,7mm đặt ở nóc tháp pháo ngay trên vị trí ngồi của chỉ huy xe.

Súng máy 12,7mm được sử dụng để chống mục tiêu trên không tầm thấp, hoặc các loại xe thiết giáp hạng nhẹ di chuyển trên mặt đất. Tầm bắn ban ngày khoảng 2.000, và ban đêm là 800m.

Ngày nay, để bắn súng máy 12,7mm, xạ thủ không còn phải phơi mình ra bên ngoài mà sử dụng hệ thống điều khiển tự động trong xe, giảm nguy cơ trúng đạn.
Súng máy phòng không 12,7mm

- Tên lửa chống tăng có điều khiển bắn qua nòng, có cự ly bắn khoảng 5.000m với độ chính xác cao. Loại tên lửa này sử dụng hai đầu đạn công phá các loại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ (ERA) hoặc giáp tổng hợp hiện đại.

Ngoài ra, phiên bản nâng cấp T-55AGM còn được lắp đặt thiết bị nạp đạn tự động. Sự thay đổi này cho phép tăng tốc độ bắn lên 8 viên/phút.

Điều khiển bắn hiện đại

T-55AGM được lắp đặt hệ thống điều khiển bắn hiện đại, trợ giúp pháo thủ, chỉ huy xe bắn chính xác mục tiêu tĩnh và mục tiêu động trong khi xe đứng yên hoặc di chuyển.

Hệ thống điều khiển gồm: kính ngắm ban ngày và ban đêm 1K14 cho pháo thủ, kính ngắm ảnh nhiệt với camera nhiệt MATIS, hệ thống ngắm và quan sát PNK-4S cho trưởng xe, kính ngắm PZU-7 dùng cho súng máy phòng không, hệ thống điều khiển súng máy phòng không 1Ets29M, máy tính đường đạn LIO-V và một số thiết bị khác.
Kính ngắm ban ngày và ban đêm dành cho thành viên tổ lái.

Lớp bảo vệ chắc chắn
T-55AGM được trang bị các lớp giáp bị động và hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA) - thuốc nổ đặt trong các hộp thép bên ngoài giáp chính xe tăng.
Nguyên lý hoạt động của ERA là sử dụng hiệu ứng nổ lõm tạo ra sức nổ mang luồng năng lượng cao làm giảm sức công phá của đạn hoặc tên lửa bắn vào xe tăng.

Thuốc nổ ERA không thể bị phá hủy bởi các loại súng dùng cỡ đạn 7,62 - 12,7mm  hoặc đạn pháo tự động cỡ 30mm, đồng thời cũng không bắt cháy.

Ngoài ra, một hệ thống chống xạ - sinh - hóa cho phép bảo vệ tốt kíp lái và các trang bị bên trong khi phải đổi phó với vụ nổ hạt nhân, chất phóng xạ, chất độc, vi khuẩn độc hại của chiến tranh sinh học hoặc hóa học. Hệ thống này bao gồm: thiết bị dò tìm chất hóa học và bức xạ PRKhR - M, máy lọc không khí và thông hơi FVU.
T-55AGM có lớp giáp phản ứng nổ, 12 ống phóng lựu đạn khói 2 bên tháp pháo.

Đặc biệt, T-55AGM còn được lắp hệ thống tạo màn khói mù tăng khả năng tự bảo vệ cho xe. Thiết bị này gồm 12 ống phóng lựu đạn khói cỡ 81mm. Khi được kích hoạt, nó sẽ tạo ra màn khói mù làm lệch hướng bay của các loại tên lửa chống tăng dẫn đường laser bán chủ động.

Hệ thống chữa cháy trên xe hoàn toàn tự động, tự phát hiện và ngăn chặn lửa, bảo đảm an toàn cho tổ lái bên trong.

Động cơ mới, xe chạy nhanh

T-55AGM sử dụng động cơ diesel 5TDFM đa nhiên liệu làm mát bằng nước cho phép xe đạt tốc độ trung bình trên đường bằng phẳng 40-45 km/h và tối đa 70 km/h (trong khi T-55 khi chưa nâng cấp chỉ là 50 km/h trên đường bằng).

Tốc độ trên đường lầy là 35 km/h, hơn hẳn so với T-55 đời cũ. Tầm hoạt động lớn nhất của T-55AGM là 500km.

Thứ Hai, 18 tháng 10, 2010

Ấn Độ xem xét bán tàu tấn công cực nhanh cho Việt Nam

Trong khuôn khổ chương trình mở rộng quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác quốc phòng, Ấn Độ đang xem xét bán số lượng không xác định tàu tuần tra tấn công cực nhanh cho Việt Nam.

Việc Ấn Độ xem xét bán tàu tuần tra tấn công cực nhanh cho Hải quân Nhân Dân Việt Nam sẽ nâng cao khả năng tuần tra, bảo vệ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ  hoạt động đánh bắt của ngư dân được thuận lợi hơn.  Sau đây là một số thông tin về loại tàu ưu việt này của hải quân Ấn Độ:

Tàu tuần tra tấn công cực nhanh của Ấn Độ.

Tàu được trang bị ba động cơ phản lực nước mạnh mẽ, tốc độ vượt quá 35 hải lý/ giờ và hệ thống điện tử rất hiện đại, đáp ứng yêu cầu khắt khe trong tác chiến.

Vũ khí chính của tàu là một pháo bắn nhanh 30mm CRN-91, đặc biệt trái tim của tàu là hệ thống OPS (Optronic Pedestal Sight) là một hệ thống kiểm soát đường ngắm mục tiêu quang điện tử, cho phép tàu đối phó hiệu quả với các mục tiêu chuyển động nhanh trong mọi điều kiện thời tiết.

Ngoài ra tàu còn được trang bị 11 súng máy các loại và một hệ thống phóng tên lửa Igla-S  để đối phó với các mục tiêu trên không ở tầm thấp. Tàu có thủy thủ đoàn gồm 3 sỹ quan và 38 thủy thủ.

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Ấn Độ AK Antony đã tuyên bố trong cuộc họp song phương với Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 13/10 tại Hà Nội rằng: Quân đội hai nước sẽ mở rộng hợp tác đào tạo trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, đào tạo kỷ năng sử dụng tiếng Anh, liên kết đào tạo kỷ năng tác chiến vùng rừng núi tại Ấn Độ vào năm 2011. Đặc biệt chương trình cải thiện năng lực tác chiến, kỹ năng sửa chữa bảo trì các tàu chiến cho Hải quân Nhân Dân Việt Nam.  Hai bên cũng sẽ hướng tới việc hợp tác nghiên cứu, phát triển, chia sẽ kinh nghiệm công nghệ quốc phòng của các Viện nghiên cứu quốc phòng hai nước.

Ông Antony nói rằng “Việt Nam chiếm vị trí chiến lược trong chính sách ưu tiên hàng đầu của New Delhi, cả khuôn khổ song phương cũng như chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ”. Ấn Độ cũng đã  hoàn thành việc đào tạo một số kỹ sư của Việt Nam tại nhà máy đóng tàu Mazagon Docks ở Mumbai, Ấn Độ. Số kỹ sư này khi về nước sẽ đóng góp quan trọng cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam nói chung cũng như công nghiệp đóng tàu chiến cho Hải quân Nhân Dân Việt Nam. 



Ấn Độ trang bị tàu chiến tấn công cực nhanh

Hải quân Ấn Độ chính thức nhận vào trang bị tàu tấn công chạy nhanh INS Kalpeni.

Tàu được trang bị ba động phản lực nước công suất mạnh mẽ, có thể đạt tốc độ vượt 35 hải lý/h.  Một quan chức hải quân ẤN Độ cho hay INS Kalpeni sẽ hoạt động trong hải quân phía Nam Ấn Độ, neo đậu tại Kochi.

Con tàu sẽ tăng cường khả năng kiểm soát, phát hiện, tiêu diệt các mục tiêu chuyển động nhanh tại vùng biển phía Nam. Trung úy Nathan Subhal cho hay tàu có thủy thủ đoàn gồm 3 sỹ quan và 38 thủy thủ.

Buổi lễ ra mắt được tổ chức long trọng với sự có mặt của các quan chức trong hải quân Ấn Độ. Tàu sẽ trải qua quá trình tiến hành các thử nghiệm với sự tham gia của tham mưu trưởng hải quân nước này.
Chuẩn đô đốc K.C Shekar, giám đốc nhà máy đóng tàu Garden Reach cho hay con tàu được hoàn thành trong 24 tháng với tỷ lệ nội địa hóa lên tới 95%.

Phó đô đốc Sushil K.N cho hay,  những thách thức đang nỗi lên với an ninh hàng hải thì việc con tàu được đưa vào trang bị sẽ góp phần quan trong cho việc kiểm soát vùng lãnh hải phía Nam được tốt hơn.

INS Kalpeni là bản nâng cấp của loại tấn công chạy nhanh lớp Bangaram, được hình thành và phát triển với đa phần các chi tiết nội địa.

Tàu được đóng theo tiêu chuẩn hiện đại, đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe trong hoạt động tác chiến. Các thiết bị điện tử trên tàu rất hiện đại giúp tàu đối phó hiệu quả với các mục tiêu chuyển động nhanh ngay cả trong điều kiện thời tiết xấu.

Sỹ quan tàu Kalpeni giới thiệu buồng lái với giới chức Ấn Độ.

Tàu INS Kalpeni là niềm tự hào của công nghiệp đóng tàu Ấn Độ, điều đó khẳng định công nghiệp đóng tàu chiến Ấn Độ hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của quân đội và tiến tới xuất khẩu.

Đây là chiếc thứ 7 trong 10 chiếc sẽ được trang bị,  là một phần trong kế hoạch kiên quyết bảo vệ vùng biển phía Nam trước những vấn đề an ninh hàng hải truyền thống và an ninh phi truyền thống. Chương trình hiện đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Garden Reach.

Vũ khí chính của tàu là pháo bắn nhanh 30mm CRN-91 với một hệ thống điều khiển OPS (Optronic Pedestal Sight). Ngoài ra tàu còn được trang bị 11 súng máy các loại và một hệ thống phóng tên lửa vác vai Igla-S để đối phó với các mục tiêu trên không bay ở tầm thấp. 


Nguồn: baodatviet.vn

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2010

Chiêm ngưỡng máy bay ‘Made in Vietnam’

Lần đầu tiên sau hơn 30 năm, những chiếc máy bay do quân đội Việt Nam thiết kế và chế tạo đã được ra mắt công chúng tại bảo tàng Phòng không – Không quân.
Cuộc triển lãm mang tên: “Trưng bày sản phẩm công nghiệp hàng không Việt Nam, những chiếc máy bay đầu tiên do Việt Nam thiết kế, chế tạo” đang diễn ra tại Bảo tàng Phòng không – Không quân Hà Nội, từ ngày 2/2/2010.

Triển lãm này là một cuộc quy tụ tất cả các thành tựu của ngành công nghiệp hàng không từ trước tới nay, mà sản phẩm nổi bật nhất chính là những chiếc máy bay “Made in Việt Nam".

Có tất cả 4 mẫu máy bay Việt Nam được giới thiệu tại triển lãm là TL-1, HL-1, HL-2 và VNS-41.

Máy bay TL – 1

TL – 1 là máy bay cánh quạt trinh sát loại nhỏ, bắt đầu được quân chủng không quân (nay là quân chủng PK – KQ) triển khai thực hiện từ tháng 3/1978, chế tạo xong vào tháng 7/1980 và bay thử thành công tháng 9/1980.

Các thông số cơ bản của máy bay TL-1: Trọng lượng rỗng 830kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 1100kg. 4 chỗ ngồi. Tốc độ bay bằng tối đa 265km/h. Tốc độ hạ cánh 98km/h. Tốc độ lên thẳng 5m/s. Trần bay 4.500m.

Máy bay HL-1

HL-1 là máy bay huấn luyện phi công sơ cấp 2 chỗ ngồi, khi cần có thể thực hiện nhiệm vụ trinh sát liên lạc và chỉ điểm. HL-1 được thiết kế từ năm 1981, chế tạo xong vào tháng 5/1984 và bay thử thành công tháng 6/1984.

Các thông số cơ bản của máy bay HL-1: Trọng lượng rỗng 824kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 1132kg. Tốc độ bay bằng tối đa 275km/h. Tốc độ cực đại của máy bay khi bổ nhào 365km/h. Tốc độ hạ cánh 90 đến 100km/h. Trần bay 4.600m.

Máy bay HL-2

HL-2 là máy bay đậu nước (thủy phi cơ), được thiết kế trên cơ sở của HL-1 để phục vụ công tác biển đảo. HL-2 cớ sơ đồ khí động và tính năng kỹ chiến thuật tương tự HL-1, điểm khác biệt là có lắp bộ càng phao và hai cánh có góc vểnh lớn hơn để tăng tính ổn định.

HL-2 được thiết kế từ đầu năm 1985, tháng 3/1987 được chế tạo xong và tháng 4/1987 bay thử thành công.

Các thông số cơ bản của máy bay HL-2. Trọng lượng máy bay 1.300kg. Vận tốc rời nước (rời đất) 120km/h (100km/h). Vận tốc tiếp nước (tiếp đất) 105km/h (90km/h). Đường chạy đà trên nước (trên đất) 480m (180m). Đường hãm đà trên nước (trên đất) 185m (280m).

Máy bay VNS-41

VNS-41 là máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ, có thể cất cánh và hạ cánh trên mặt nước. VNS-41 được thiết kế từ tháng 2/2004, chế tạo hoàn chỉnh và bay thử thành công trong tháng 12/2004.

Các thông số cơ bản của máy bay HL-1: Tổ bay 2 người. Trọng lượng rỗng 528kg. Trọng lượng cất cánh tối đa 780kg. Tốc độ bay bằng tối đa 115km/h. Trần bay 3000m.

Một số hình ảnh Đất Việt ghi nhận về 4 mẫu máy bay Việt Nam tại bảo tàng Phòng không - Không quân:

Bốn chiếc máy bay được trưng bày trang trọng giữa sân chính của bảo tàng PK - KQ.
Máy bay cánh quạt trinh sát loại nhỏ TL-1 là "anh cả" trong serie máy bay này.

Động cơ cánh quạt của TL-1.
Máy bay huấn luyện HL-1 có kiểu dáng hao hao TL-1.
Bảng điều khiển sử dụng các thiết bị của Liên Xô.
HL-1 có thể mang theo 8 quả tên lửa.
Máy bay HL-2 là anh em song sinh với HL-1, được trang bị thêm tính năng đậu nước.
Máy bay lưỡng dụng siêu nhẹ VNS-41 có phần thân khá giống một chiếc ca nô.
Động cơ 64 mã lực Rotax-582 của Áo.
Bảng điều khiển đã được Việt hóa.

VN chế tạo thành công vật liệu 'tàng hình'

Hơn 12 năm nghiên cứu, TS Nguyễn Văn Dán, khoa công nghệ vật liệu, ĐH Bách Khoa TP HCM đã chế tạo thành công vật liệu hấp thụ sóng radar, tia hồng ngoại, tia X...  với công nghệ kỹ thuật trong nước hoàn toàn chủ động.
Trong một lần sử dụng kính hiển vi điện tử để phân tích cấu trúc chất Amangam (hợp kim gồm bạc, thiếc, đồng dùng trong y khoa), tiến sĩ Nguyễn Văn Dán phát hiện loại vật liệu có cấu trúc nano này còn có tính chất hấp thụ sóng điện từ. Ý tưởng nghiên cứu cũng bắt đầu từ đó…

Giá thành rẻ gấp 10 lần ngoại nhập

“Tôi bắt đầu quan tâm đến vật liệu tàng hình từ năm 1992, nhưng phải đến 1997 mới thực sự đi vào vào nghiên cứu loại vật liệu thông minh này”, tiến sĩ Nguyễn Văn Dán cho biết.

Tình cờ, đọc một công trình khoa học nước ngoài nói về vấn đề mô phỏng sinh học, tác giả công trình này đặt vấn đề: Tại sao nhiều loài côn trùng ẩn nấp tốt, không bị kẻ thù ăn thịt?

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong mắt của chúng, có hàng ngàn con mắt giả, mỗi mắt giả lại có hai ống dẫn (mỗi ống có kích thước nhỏ hơn 10.000 lần đường kính sợi tóc) đến thần kinh trung ương. Chính điều này làm cho mắt côn trùng không phản xạ lại ánh sáng, nên kẻ thù không nhìn thấy để sát hại.

Tiến sĩ Dán bên cạnh vật liệu hấp thụ sóng ra đa dải tần S, X do ông nghiên cứu. Ảnh: Thái Ngọc

Từ đó, ông đi đến việc phải nghiên cứu, chế tạo loại vật liệu có cấu hình giống như mắt của loại côn trùng kia, dưới dạng hạt. Trong mỗi hạt có hàng ngàn lỗ có kích thước chỉ nhỏ chỉ bằng một phần hàng chục ngàn lần đường kính sợi tóc… Loại vật liệu này không phản xạ lại sóng nên các thiết bị theo dõi không thể phát hiện được.

Kết quả kiểm nghiệm quy mô nhỏ trên sông Lòng Tàu (TP HCM) và biển Vũng Tàu cho thấy nếu trang thiết bị không phủ lớp hấp thụ sóng điện từ, radar trang bị trên tàu hải quân dễ dàng phát hiện được nó ở khoảng cách 12 km, nhưng khi được phủ lớp hấp thụ sóng điện tử, radar chỉ phát hiện được một cách yếu ớt khi vật thể cách tàu gần 4 km.

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Dán, mức độ hấp thụ đo được tại sông Lòng Tàu là 92% và biển Vũng Tàu là 94 - 96%.

“Loại vật liệu hấp thụ SĐT này có thể sơn trực tiếp lên thiết bị, cũng có thể được đính lên vải, vật liệu composite, để ngụy trang cho thiết bị tránh bị đối phương dò tìm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong an ninh quốc phòng.

Hiện trên thế giới chỉ có vài cường quốc làm chủ loại vật liệu này. Tuy nhiên, việc làm chủ công nghệ, lại có thể chế tạo trong nước, nên 1m2 vật liệu "tàng hình" chỉ có giá chỉ hai triệu đồng, rẻ hơn nhiều so với giá thành mua từ nước ngoài (khoảng 1.200 USD mỗi m2)”, tiến sĩ Nguyễn Văn Dán cho biết.

Ứng dụng rộng rãi trong dân sự

Loại vật liệu này không chỉ ứng dụng cho lĩnh vực quốc phòng... Hiện tại phòng khám đa khoa Hoa Sen tại quận 1, TP HCM đã trang bị công nghệ này để hấp thụ tia X trong chụp X-quang.

Còn tại bệnh viện 175 TP HCM, đã dùng chế tạo tủ hút phóng xạ với những thành phần điều trị có chất phóng xạ của khoa y học hạt nhân. Kết quả đã được Viện vật lý hạt nhân TP HCM, Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM kiểm nghiệm, đánh giá cao cho áp dụng.

Tiến sĩ Dán bên chiếc máy dùng vật liệu này hấp thụ ánh sáng mặt trời để chưng cất nước biển thành nước ngọt. Ảnh: T.N

Ông Trần Văn Hả, Giám đốc Trung tâm chuyển giao công nghệ mới, thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga cho biết: “Hiện chúng tôi đang ứng dụng công nghệ này để lắp đặt cho nhiều nhiều bệnh viện, cơ sở y tế để hấp thụ tia X trong quá trình chụp cắt lớp, dùng trong các tủ để bảo vệ nguồn phát xạ trong y học, phòng thí nghiệm”.

Một ưu điểm khác của loại vật liệu này dễ thao tác, lắp đặt, trong lượng nhẹ, giá thành thấp... so với vật liệu cản phóng xạ là chì.

Tiến sĩ Trần Văn Lăng, Viện Cơ học ứng dụng và Công nghệ thông tin thuộc viện Khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, cá nhân ông đánh giá cao thành quả nghiên cứu này khi vừa tiết kiệm được kinh phí, lại vừa làm chủ được công nghệ… 


Nguồn: Báo Đất Việt 

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Mỹ tổ chức phát hành báo cáo của vũ khí hạt nhân của thế giới - nói việc phân phối của Trung Quốc trong 14 địa điểm hạt nhân

America Organization released the report of the world’s nuclear weapons – Said the Chinese nuclear distribution in 14 locations

Chinese nuclear distribution in 14 locations
Federation of American Scientists and the Natural Resources Defense Council recently released annual report of about 23300 nuclear warheads, deployed in 14 countries, 111 facilities. The report said China’s nuclear warheads is about 240, distributed in the 8-14 facility in the country, but they may not have all entered the operational deployment of the state.
Reported that there are around 23300 nuclear warheads, deployed in 14 countries, 111 facilities, of which nearly half of the warheads and their delivery can be fired in a short time with the deployment of weapons systems.
Reported that some Russian nuclear weapons storage facilities in 48 permanent, mostly for the storage of actual combat deployment of state of nuclear weapons. In addition, when nuclear weapons were transferred to other permanent storage facilities, the number of temporary storage facilities will also be used for storage of nuclear weapons. Ten years ago, Russia has some 90 nuclear weapons storage facilities, while prior to 1991 is up to 500, indicating the Russian nuclear weapons storage facilities have been greatly consolidated.
The report notes that the minimum distance between the Russian storage facilities, and close to the densely populated area. For example, the Saratov region will be deployed around a missile division, a strategic bomber base, as well as one or store more than 1000 nuclear warheads, state-level storage facilities.
Reported that the U.S. nuclear weapons deployed in 13 states and five European countries, 21 facilities. With a decade ago, 24, 50 at the end of the Cold War, and in 1985 to 164 compared to the U.S. nuclear storage facilities has also been a significant consolidation.
Nuclear weapons storage facilities in Europe and the United States mainland rather, nuclear weapons deployed in seven countries, including France in the seven storage facilities as well as British territory four storage facilities. Five non-nuclear NATO countries (Belgium, Germany, Italy, the Netherlands and Turkey) are still deployed in the territory of the United States during the Cold War the first deployment of nuclear weapons there.
The report estimates that China has a 8-14 related to nuclear weapons storage facilities, it may be related to a small number of China’s military for the deployment of nuclear missiles or aircraft closer to the base. The report holds that China’s Central Military Commission, under the control of nuclear weapons and carrying weapons storage facility, independent of platform, storage, and was not all entered the operational deployment of the state.
The report said Israel may have four nuclear storage facilities. Although so far on India’s and Pakistan’s nuclear storage facilities in a number of rumors, but the exact number remains uncertain. It is believed that the three countries of nuclear warheads and nuclear weapons delivery platform is stored separately.
Although North Korea has conducted two nuclear tests, but also on the North Korea nuclear weapons are also quite a lot of rumors, but the report said that so far there is no evidence that North Korea has nuclear capability.
The report notes that the density of nuclear warheads between countries varied. Russia in the 48 facilities, there are 13,000 nuclear warheads deployed an average of 270 stocks each place. Higher density storage of nuclear warheads the United States, with an average storage of 450 each place. However, the report stressed that this is only average, it is believed the actual distribution of nuclear warheads is very uneven, a number of storage locations or storage of thousands of nuclear warheads.

http://www.global-military.com/america-organization-released-the-report-of-the-worlds-nuclear-weapons-said-the-chinese-nuclear-distribution-in-14-locations.html

Trực thăng hiện đại nhất Việt Nam xuất hiện

Giá 17 triệu USD, chiếc trực thăng EC 225 được sản xuất tại Pháp vừa xuất hiện tại sân Vũng Tàu.
Chiếc EC 225 do Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam mua là đời máy bay mới nhất của hệ máy bay Super Puma, được sản xuất ở nhà máy Eurocopter (Pháp). Loại máy bay này được thiết kế dành riêng cho bay ở vùng biển, có thêm nhiều tính năng hiện đại thích hợp cho công tác tìm kiếm, cứu hộ. Với 5 cánh, tốc độ EC 225 lên tới hơn 260 km một giờ, tải trọng tối đa 11 tấn với sức chứa đủ cho 19 hành khách và 2 phi hành đoàn. Đặc biệt, nhờ được lắp thêm khoang chứa dầu phụ nên máy bay này có thể bay xa tới 850 km mà không cần nạp dầu.
Chiếc EC 225 ra mắt tại Vũng Tàu. Ảnh: Văn Thanh.
Ngoài ra, hệ thống hiển thị buồng lái tích hợp kỹ thuật số công nghệ mới nhất và bộ điều khiển tự động 4 trục, EC 225 tăng cường được sự kiểm soát của phi công, bảo đảm tính an toàn cho chuyến bay.
Đây được xem là chiếc máy bay trực thăng hiện đại nhất, lần đầu có mặt tại Việt Nam, vượt giá 7 triệu USD mà bầu Đức - ông chủ đội bóng Hoàng Anh Gia Lai, bỏ ra cho chiếc máy bay riêng Beechcraft King Air 350 của Mỹ.
Đích thân hai phi công Nguyễn Đức Toàn và Lê Trọng Phương đã sang Pháp và thay nhau lái máy bay về Việt Nam. Họ đã bay qua 12 nước, dừng tại 14 trạm và mất 14 ngày để về đến Vũng Tàu.
Theo lãnh đạo Công ty Bay Dịch vụ Miền Nam, đơn vị này đã đặt mua thêm một chiếc EC 225 thứ 2, trị giá 25 triệu USD mỗi chiếc và sẽ về tới sân bay Vũng Tàu trong tháng 10 tới. 

Nguồn Văn Thanh vnexpress.vn

Ấn Độ giúp Việt Nam nâng cấp MiG-21

Trong thời gian vừa qua Ấn Độ đã giúp nâng cấp hơn 100 MiG-21 của Việt Nam lên chuẩn MiG-21 Bison của Ấn Độ.

Mig-21 Bison là gói nâng cấp hiện đại nhất của Mig-21, và có lẽ đây cũng là gói nâng cấp cuối cùng của loại máy bay huyền thoại này.

Gói nâng cấp mới bao gồm, trang bị radar xung Doppler, nâng cấp hệ thống điện tử. Trang bị cảm biến cảnh báo tên lửa từ Pháp, cảm biến cảnh báo radar (RWR)  được phát triển bởi  DRDO của Ấn Độ. Hệ thống điều hòa không khí mới, thanh điều khiển HOTAS,  máy tính thế hệ mới, radio tầm ngắn thế hệ mới hoạt động ở băng tần VF, VHF, UHF.  Hệ thống tìm kiếm mục tiêu bằng tia hồng ngoại từ Nga, buồng lái được trang bị hai màn hình LCD Sextan MFD-55.  Kính chắn gió một mảnh bằng vật liệu tổng hợp. Màn hình hiển thị HUD.

Gói nâng cấp mới cung cấp khả năng không chiến ngoài tầm nhìn với tên lửa RW-AE R-77. Các thử nghiệm tại Ấn Độ cho thấy gói nâng cấp MiG-21 Bison đạt khả năng không chiến ngang ngửa thậm chí là vượt trội so với F-16 đời đầu.

Ngoài ra Ấn Độ đã chuyển giao cho Hải quân Nhân dân Việt Nam nhiều phụ tùng và thiết bị quan trọng để nâng cấp các tàu chiến từ thời Liên Xô. Đặc biệt là chương trình hoán cải các tàu Petya để có thể trang bị tên lửa chống hạm.

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Ấn Độ được xây đắp từ những năm 1950,  quan hệ quốc phòng được bắt đầu từ những năm 1990. Năm 2009 hai bên đã ký bản ghi về việc nâng quan hệ hai bên lên tầm đối tác chiến lược. Ấn Độ và Việt Nam đã quyết định xích lại gần nhau hơn trong bối cảnh thế giới phức tạp.

Trong hơn một thập kỷ qua, với khả năng của mình Ấn Độ đã giúp Việt Nam cũng cố, hiện đại hóa không quân và hải quân. Cũng cố quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là một phần trong chiến lược dài hạn “Hướng về phía Đông”.

'Ngựa chiến' già nua MiG-21 và chương trình hiện đại hóa

Tuy lỗi thời so với các chiến đấu cơ thế hệ mới, MiG-21 vẫn đóng vai trò là tiêm kích chủ lực trong không quân nhiều quốc gia. Để đáp ứng các yêu cầu mới, một số nước đã đưa ra các chương trình hiện đại hóa, nâng cấp MiG-21.

Sau đây là một số chương trình nâng cấp - hiện đại hóa điển hình:

Chương trình MiG-21Lancer (Không quân Romania)

MiG-21 Lancer là kết quả của chương trình hợp tác giữa Elbit system (Israel) và Aerostar SA (Romania) nhằm hiện đại hóa hơn 100 tiêm kích MiG-21M/MF/bis cho Không quân Romania.

MiG-21 Lancer của không quân Romania

Lancer được trang bị nhiều thiết bị điện tử mới, như hệ thống định vị tiên tiến hỗ trợ hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và cải thiện khả năng tác chiến ban đêm của MiG-21 như VOR/ILS, INS và ADF. Bên trong buồng lái được cải tiến nhiều, mang lại sự tiện nghi, thoải mái cho phi công. Về mức độ an toàn bay cũng nâng cao hơn.

Buồng lái của phiên bản MiG-21 Lancer A.
Buồng lái của MiG-21 Lancer C.

Hệ thống vũ khí ngoài pháo GSh-23 23mm, Lancer mang được tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73. Đặc biệt hơn, chúng đã cải tiến lắp đặt cả những vũ khí của phương tây như Python 3 và Magic 2.

Ngoài ra, MiG-21 Lancer cũng cải thiện khả năng trang bị vũ khí chính xác cao, vũ khí dẫn đường bằng laser. Bên cạnh đó là những loại bom, rocket không điều khiển.

Chương trình MiG-21 Lancer của Romania chia thành ba phiên bản:

-MiG-21 Lancer A là phiên bản nâng cấp với nhiệm vụ tấn công mặt đất trang bị vũ khí có điều khiển.
-MiG-21 Lancer B là phiên bản huấn luyện chiến đấu của Lancer với hai chỗ ngồi.
-MiG-21 Lancer C là phiên bản chiến đấu chiếm ưu thế trên không, lắp đặt radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032, thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ phi công, phía trong buồng lái có hai màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị thông số kỹ thuật bay.

Phiên bản tấn công mặt đất MiG-21 Lancer A.
Phiên bản huấn luyện chiến đấu MiG-21 Lancer B.
Phiên bản chiến đấu chiếm ưu thế trên không MiG-21 Lancer C.

Hiện nay, Romania có kế hoạch sẽ thay thế MiG-21 Lancer vào năm 2010-2011 bằng các chiến đấu cơ thế hệ mới gồm Eurofighter Typhoon, F-16 và JAS-39 Gripen. Dự trù kinh phí cho kế hoạch lên tới 6,2 tỉ USD bao gồm cả công tác huấn luyện và các hỗ trợ khác.

Chương trình MiG-21-2000 (Israel)

MiG-21-2000 là chương trình nâng cấp tiêm kích đánh chặn tầm gần MiG-21 do Israel thực hiện. Chương trình MiG-21-2000 tập trung vào nâng cấp thiết bị điện tử hàng không, cải tiến buồng lái và hệ thống vũ khí.

Máy bay tiêm kích và tấn công mặt đất MiG-21-2000.

Buồng lái của MiG-21 nguyên bản được đánh giá là thiếu các thiết bị điện tử hàng đại cần có trên một chiến đấu cơ thế hệ mới, đồng thời không gian chật chội không thoải mái. Do vậy, MG-21-2000 tập trung nhiều vào nâng cấp buồng lái bao gồm: lắp màn hình hiển thị trước mặt (HUD), màn hình màu đa năng nằm ngang tầm mắt, thiết bị điều khiển HOTAS và cặp thiết bị bán dẫn camera (CCD).

Buồng lái nâng cấp của MiG-21-2000.

Ngoài ra, đối với phi công,họ trang bị hệ thống hiển thị và ngắm bắn trên mũ (DASH) cho phép nhận biết, phát hiện sớm kẻ địch, điều khiển ngắm bắn mục tiêu một cách dễ dàng.

Hệ thống dẫn đường trên máy bay cải tiến với hệ thống định vị toàn cầu (GPS), hệ thống định vị quán tính (INS), máy tính truyền dẫn dữ liệu trên không đảm bảo tăng khả năng dẫn đường và bắn vũ khí đạt độ chính xác cao.

MiG-21-2000 cũng được trang bị radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 có tầm hoạt động 46 km, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu cùng lúc và tiêu diệt một trong số đó.

Gói nâng cấp MiG-21-2000 cho phép máy bay có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn. Chúng mang bốn tên lửa trên bốn giá treo gồm: tên lửa không đối không AA-2 Atoll, tên lửa chống radar AA-2C, tên lửa không đối không tầm trung Python 3 và bom dẫn đường laser MBT Griffin.

Theo một số nguồn tin, srael đang hợp tác nâng cấp MiG-21 của Campuchia và Zambian lên tiêu chuẩn MiG-21-2000.

Chương trình MiG-21-93 (Nga)

MiG-21-93 là chương trình nâng cấp được thực hiện dựa trên sự phối kết hợp của nhiều công ty chế tạo vũ khí của Nga gồm: tập đoàn Rosvoorouzhenie state, nhà máy chế tạo máy bay Sokol, công ty Phazontron-NIIR, MAPO-MiG và GosNIIAS.

MiG-21-93 được phát triển trở thành tiêm kích đánh chặn đa nhiệm vụ, trang bị các hệ thống thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, mang vũ khí có điều khiển, vũ khí có độ chính xác cao. Đáp ứng các nhiệm vụ không chiến, tấn công mặt đất.

Máy bay tiêm kích - đánh chặn đa nhiệm MiG-21-93 của không quân Ấn Độ.

Thực sự, chương trình MiG-21-93 có sự khác biệt rõ rệt so với MiG-21 Lancer và MiG-21-2000. Trong khi Israel và Romania chú ý đến cải tiến nhiều về trang bị buồng lái phi công, đem lại sự tiện nghi thoải mái, trong khi hệ thống vũ khí vẫn chưa có quá nhiều sự khác biệt. Người Nga lại tập trung chăm chút nhiều hơn cho hệ thống hỏa lực của máy bay và chỉ cải tiến nhỏ trong buồng lái.

Trong buồng lái của MiG-21-93, người Nga trang bị thêm màn hình hiển thị trước mặt (HUD), thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ phi công, hệ thống định vị quán tính (INS), máy tính truyền dẫn dữ liệu trên không, hệ thống định vị vô tuyến tầm ngắn.

Buồng lái đã được nâng cấp của MiG-21-93

Tiêm kích đánh chặn đa nhiệm MiG-21-93 lắp đặt radar điều khiển hỏa lực Kopyo có những tính năng vượt trội so với EL/M-2032. Ví dụ, tầm hoạt động của Kopyo là 56km cao hơn so với EL/M-2032, Kopyo dò tìm và theo dõi 10 mục tiêu đồng thời tiêu diệt hai trong số đó.

Hệ thống vũ khí của MiG-21-93 có những cải tiến nâng cao hiệu quả chiến đấu rõ rệt. MiG-21-93 mang tên lửa không đối không tầm ngắn R-60, R-73; tên lửa không đối không tầm trung R-27R1/T1, RVV-AE; tên lửa chống radar Kh-25MP; bom có điều khiển dẫn đường bằng TV KAB-500KR.

Tiêm kích đánh chặn đa nhiệm MiG-21-93 mang nhiều vũ khí hiện đại, có độ chính xác cao.

Ngoài ra, MiG-21-93 vẫn mang vũ khí không điều khiển như rocket S-5, S-8, S-13, S-24 và bom 250-500kg. Đánh giá sau khi nâng cấp, khả năng không chiến tầm xa của MiG-21-93 tăng gấp 10 lần và tính năng tổng hợp tăng gấp 3 lần.

Năm 1995, Không quân Ấn Độ đã ký hợp đồng nâng cấp hơn 120 chiếc MiG-21bis lên tiêu chuẩn MiG-21-93. Dự kiến, MiG-21 của Ấn Độ sẽ kéo dài sứ mệnh của mình đến tận năm 2015. 

Tìm hiểu ứng cử viên thay thế MiG - 21 của Ấn Độ

 
Ấn Độ vừa tuyên bố, sẽ loại bỏ các máy bay tiêm kích MiG – 21 ra khỏi biên chế. Nếu không có loại máy bay khác thay thế, không quân nước này chắc chắn có một khoảng trống lớn trong trang bị.

MiG – 21 phục vụ trong không quân Ấn Độ từ những năm 1960. Đến những năm 1990, loại máy bay này gắn liền với nhiều sự cố, khiến nhiều phi công tử nạn.

Năm 1996, Ấn Độ hợp tác với phía Nga tiến hành nâng cấp hiện đại hóa khoảng 120 chiếc MiG – 21 theo tiêu chuẩn Bison. Các máy bay tiêm kích nâng cấp MiG – 21 Bison trang bị ra đa cảnh báo Phazotron Kopyo (theo dõi 8 mục tiêu cùng lúc và khóa – tiêu diệt đồng thời hai mục tiêu trong số đó), máy bay cũng vũ trang các loại tên lửa không đối không hiện đại hơn như R – 27 hay R – 77.

Ấn Độ dự kiến MiG – 21 Bison hoạt động tới năm 2017.
Không chỉ phục vụ tại Ấn Độ, MiG-21 nằm trong biên chế rất nhiều quốc gia khác trên thế giới và nó cũng là tác giả của không ít vụ tai nạn.
Tiêm kích cơ đã được nâng cấp hiện đại hóa MiG-21 Bison.
Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn (khoảng ba năm trở lại đây) có tới 21 vụ rơi máy bay MiG – 21. Với tỉ lệ rủi ro cao như vậy, chính phủ Ấn Độ không thể ngồi yên. Số phận của loại máy bay "huyền thoại" một thời này đã được định đoạt vào ngày 19/4 khi bộ trưởng quốc phòng ATK Antony tuyên bố sẽ loại bỏ các phi đội MiG – 21.

Vì vậy, vấn đề loại máy bay nào sẽ thay thế vai trò của MiG – 21 được đặt ra. Hiện, Ấn Độ sở hữu khá nhiều máy bay chiến đấu đa năng Su – 30 hay MiG – 29. Nhưng số lượng chưa đủ. Một trong những lựa chọn khả thi nhất cho Ấn Độ là sản phẩm nội địa Tejas.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa năng Tejas.
Ra đời sau, thừa hưởng nhiều thành tựu khoa học công nghệ quốc phòng hiện đại, so sánh với MiG – 21 thì Tejas là máy bay chiến đấu cơ đa năng hạng nhẹ một động cơ, hoàn toàn vượt trội về mọi mặt.

Hình dạng Tejas được thiết kế với kiểu cánh tam giác, phần đuôi không có cánh thăng bằng đuôi và không được hỗ trợ cánh mũi. Trọng lượng máy bay rất nhẹ với các loại vật liệu tổng hợp.

Hệ thống điện tử trên máy bay hiện đại bao gồm: các màn hình tinh thể lỏng đa năng (trong buồng lái); màn hình hiển thị trước mặt phi công (HUD); hệ thống bay tự động hiện đại fly – by – wire; bộ thiết bị định vị là sự kết hợp của hệ thống định vị toàn cầu và hệ thống định vị quán tính con quay hồi chuyển laze vòng Sagem SIGMA 95N.

Đối với phi công ngoài ghế phóng khẩn cấp, họ được trang bị thiết bị hiển thị thông tin trên mũ. Bên trong buồng lái bố trí hệ thống điều hòa môi trường.
Buồng lái của Tejas trang bị rất nhiều thiết bị điện tử hàng không tiên tiến.
Máy bay được chế tạo với 8 giá treo mang vũ khí, Tejas vũ trang các loại tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hạm, bom chính xác cao và rocket của Nga.

Ngoài ra, trong máy bay bố trí pháo hai nòng cỡ 23 mm dùng cho không chiến tầm cực gần.
Tejas trang bị hầu hết vũ khí của Nga. Trong một cuộc thử nghiệm cuối năm 2007, Tejas đã bắn thử thành công tên lửa không đối không Vympel R-73.
Về động cơ của Tejas, nguyên mẫu được trang bị động cơ phản lực cánh quạt đẩy General Electric F404 – GE – F2J3. Nhưng khi đưa vào sản xuất thì Tejas được đề nghị sử dụng động cơ F404 – GE – IN20. (Năm 2007, Ấn Độ đã mua 24 động cơ loại này).

Tejas đạt vận tốc siêu âm 2.376 km/h, trần bay 16.500 m và tầm bay rất lớn lên tới 3.000 km (trong khi MiG – 21khoảng 1.200 km).

Dự kiến Tejas bắt đầu phục vụ vào năm 2011. Ấn Độ cần khoảng 140 chiếc Tejas trang bị cho 7 phi đội không quân. Mỗi chiếc Tejas có giá khá "mềm" 21 triệu USD.

Nguồn: baodatviet.vn

Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Một số vũ khí đẹp xuất hiện trong hợp luyện diễu binh

Bên cạnh súng M-18 gây xôn xao dư luận, trong buổi diễu binh, diễu hành mừng Đại lễ vẫn còn nhiều vũ khí truyền thống khác của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

AK-47, vũ khí cá nhân truyền thống và phổ biến trong các lực lượng vũ trang.
Ra đời từ năm 1947, AK nhanh chóng trở thành loại vũ khí được sản xuất nhiều nhất trên thế giới.
Gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhiều quốc gia trên thế giới, AK trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đến nay, AK vẫn là loại vũ khí cá nhân có uy lực sát thương lớn, thể hiện độ tin cậy cao trong nhiều tình huống tác chiến và điều kiện chiến đấu khắc nghiệt.
Bên cạnh AK, CKC là loại súng trường phổ biến trong các các đơn vị dân quân tự vệ, thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Trong kháng chiến, loại vũ khí này cũng thể hiện uy lực lớn gây nhiều thiệt hại cho kẻ thù.
Trong thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước, CKC thường xuất hiện trong các sự kiện nghi lễ của Nhà nước.
M-18, mẫu súng gây xôn xao dư luận từ khi xuất hiện trong hợp luyện diễu binh cuối tháng 9.
Xuất hiện trong khối chiến sĩ đặc công và cảnh sát biển, từ lần xuất hiện thứ 2, mẫu súng này được gắn thêm ống giảm thanh, tạo độ dài cần thiết đảm bảo thẩm mỹ trong diễu binh.
Sự xuất hiện của M-18 đánh dấu sự đổi mới trong việc trang bị vũ khí, hiện đại hóa quân đội.
Giống với M-18, lần đầu tiên kiếm lệnh xuất hiện trong diễu binh, diễu hành.
Được sĩ quan dẫn đần khối danh dự sử dụng, kiếm lệnh tạo vẻ trang nghiêm, oai dũng cho đoàn quân.
Xuất hiện đầy bất ngờ trong phút chót của cuộc diễu binh, diễu hành, súng của Đức được biểu dương trên tay các chiến sĩ thuộc khối cảnh sát cơ động, thể hiện sự phong phú trong trang bị quân khí của các lực lượng vũ trang.

Tiểu liên MP-5 - niềm tự hào của người Đức

Nói đến dòng súng tiểu liên SMG (Sub-Machine Gun), không ai không biết đến loại súng HK MP-5, vũ khí rất nổi tiếng có mặt trong trang bị của hầu hết các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới, và là niềm tự hào của người Đức

Khẩu tiểu liên Heckler und Koch, MP5, là một trong những khẩu súng nổi tiếng nhất thế giới và có nhiều biến thể, được phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Nó được phát triển vào tầm những năm 1964 dưới mật danh HK MP-54, hay đơn giản chỉ là HK-54.

Vào năm 1966, cảnh sát và biên phòng Đức đã chấp nhận khẩu HK-54 với tên gọi MP-5, và nó có 2 phiên bản: Một phiên bản báng đóng chết vào súng và một phiên bản báng có thể rút vào được. Vài năm sau HK đã có một chút nâng cấp bộ phận thước ngắm và nòng súng. Những thay đổi khác nằm ở hộp tiếp đạn (hộp cong thay vì thẳng).

HK MP-54, mẫu phát triển đầu tiên năm 1965
 
 HK MP-5A2 với báng đóng và tổ hợp nút gật 3 chế độ bắn S-E-F

Qua nhiều năm MP-5 đã được sử dụng ở rất nhiều cơ quan cảnh sát, an ninh và quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cảnh sát và biên phòng Đức, cảnh sát Anh và lực lượng SAS, cảnh sát Mĩ, FBI, hải quân và lính thủy đánh bộ và nhiều, nhiều nơi khác nữa. MP-5 đuợc sản xuất tại Đức và tại nhiều nước với license của HK như Hy Lạp, Iran, Pakistan và Mexico.

Đối thủ duy nhất của MP-5 trong thị trường vũ khí trên toàn thế giới chính là khẩu UZI nổi tiếng của Israel. Điều thú vị là quân đội Đức không chấp nhận MP-5mà dùng UZI, được cấp phép sản xuất tại Bỉ. Nguyên nhân có thể do giá thành.

Sự thành công của MP-5 có thể nói là ngoài mong đợi của nhà sản xuất. Những yếu tố của thành công đó là chất lượng cao và độ tin cậy của súng, khả năng bắn phát một chính xác đến khâm phục, rất linh hoạt. Có thể nói rằng hiện tại không có một khẩu SMG nào có thể chạy đua được với MP-5 trên thị trường vũ khí (Uzi đã ngừng sản xuất).

HK MP-5A3 với báng rút vào được


MP-5, về cơ bản giống với khẩu súng trường tấn công HK G-3. Súng có ba chế độ bắn, bao gồm 2 (an toàn, bán tự động), 3 (an toàn, bán tự động, tự động), 4 (an toàn, bán tự động, tự động, bắn loạt 2 hay 3 viên). Thước ngắm súng giống với đã phần thước ngắm của súng HK, có thể thay bằng ống ngắm quang học, kính nhìn đêm hay kính red-dot. Hộp đạn tiêu chuẩn 30 viên, nhưng có thể thay bằng hộp 15 viên khi cần. Phiên bản đặc biệt được sản xuất giới hạn cho Mỹ với cỡ đạn 10mm (10x25mm) và 40S&W (10x22mm).

Trong khi tất cả các khẩu MP-5 đều có thể tích hợp ống giảm thanh, thì đã có hẳn một phiên bản giảm thanh hoàn toàn của họ MP-5, đó là MP-5SD3 hay SD2 (phụ thuộc vào loại báng cố định hay rút vào). Phiên bản này có ống giảm thanh gắn hoàn toàn vào súng, có nòng để giảm vận tốc viêc đạn xuống dưới vận tốc âm thanh (330m/s). MP-5SD có thể bắn bất kì loại đạn 9mm, ko nhất thiết phải là đạn cận âm.

HK MP-5SD3, phiên bản súng giảm thanh và báng rút
 
 HK MP-5N, mẫu dành cho hải quân Mĩ, thiết kế dành cho người thuận tay trái hay tay phải, chế độ bắn được minh họa dạng biểu tượng,v.v....
 HK MP-5 được sử dụng trong rất nhiều lực lượng đặc nhiệm trên thế giới

Phiên bản bán tự động của MP-5 dành cho dân sự được sản xuất với tên gọi HK-94 có nòng dài hơn, 16inch (406mm), để phù hợp với luật pháp Mỹ. Cũng có 1 công ty Mỹ, tên là Special Weapons LLC, sản xuất các phiên bản dân sự của MP5 dùng đạn súng ngắn, gồm cả loại .45ACP. 

 
Về loại súng ‘lạ’ xuất hiện trong lễ diễu binh 10/10

Sự xuất hiện của khẩu súng kiểu Mỹ trong lễ diễu binh, diễu hành sáng 10/10 khiến dư luận không khỏi thắc mắc về nguồn gốc và tính năng của nó.


Được giới thiệu lần đầu trong dịp Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng thị sát hoạt động hợp luyện diễu binh, loại súng trên được gọi tên M-18.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên sau kháng chiến, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã biểu dương sức mạnh cùng với một loại vũ khí có nguồn gốc Mỹ, bên cạnh các loại vũ khí cá nhân quen thuộc như AK và CKC.

Từ khi mới xuất hiện, hình ảnh M-18 trên tay các chiến sĩ đặc công và cảnh sát biển trong các buổi tập luyện đã trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, thu hút nhiều bình luận sôi nổi. Nhiều câu hỏi được đặt ra, quanh loại vũ khí “lạ” này như: M-18 là loại súng gì, tính năng chiến đấu ra sao(?)…
M-18 được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông lần đầu tiên vào dịp Đại tướng Phùng Quang Thanh thị sát hợp luyện diễu binh. Theo một quan chức thuộc ban Tổ chức hợp luyện, M-18 được Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài. Ảnh: Tuấn Linh
Dựa vào đặc điểm: nòng ngắn, báng có thể thay đổi độ dài và một số đặc điểm khác, M-18 được nhiều người nhận định có nét giống với với XM177E2, (có tên gọi ban đầu là Colt 629 Comando), thuộc họ CAR-15.

Sơ lược về sự phát triển của CAR-15/M-16

Trong khi loại súng rất phổ biến trong quân đội Mỹ và đồng minh là M-16 và hầu hết “các anh em” của nó được biết đến như là loại súng trường tấn công tự động, thì các súng thuộc họ CAR-15 được xếp vào dòng carbine. Sự khác biệt của hai loại súng này chủ yếu ở chiều dài của nòng súng (*).

Tuy được phân biệt tương đối rõ ràng về cách phân loại, nhưng M-16 và CAR-15 lại có “quan hệ huyết thống” chặt chẽ trong lịch sử phát triển.
Phần thân của một khẩu XM177E2 của hãng vũ khí Colt, Mỹ.
Ảnh chụp phần thân của M-18 trong buổi hợp luyện diễu binh. Ảnh: Tuấn Linh
Vào những năm 1950-1960, bối cảnh chiến tranh lạnh và thực tế ở chiến trường Việt Nam thúc đẩy các nhà sản xuất vũ khí Mỹ liên tục nhận được yêu cầu để cải tiến, nâng các mẫu súng. Đầu tiên, các đơn vị tìm – diệt, thường xuyên đối phó với các nhóm du kích nhỏ, di chuyển, tác chiến trong những khu rừng rập rạm ở Việt Nam cần những khẩu súng ngắn, gọn, trọng lượng nhẹ, có tốc độ bắn nhanh hơn là khả năng bắn xa và chính xác. Đây cũng là yêu cầu của các phi công trực thăng, muốn có vũ khí thích hợp với sự chật chội của buồng lái.

Vì vậy, nhà sản xuất giảm chiều dài báng và nòng súng, thậm chí giảm một nửa (từ 20 inch xuống còn 10 inch). Ngoài ra, họ còn thay thế một vật liệu làm báng, tay cầm và ốp nòng bằng loại nhẹ hơn trên các súng thuộc họ M-16 để cho ra XM177E1 (phiên bản đầu tiên của họ CAR-15).

Tuy nhiên, sự cắt giảm này gây ra nhiều phiền toái như súng nổ quá to, làm giảm thính lực của người lính; nòng súng ngắn lại sử dụng loại đạn cũ (nhiều thuốc phóng) gây nên chớp lửa đầu nòng lớn, làm nòng súng bị cáu bẩn, đồng thời, gây chói mắt và làm lộ vị trí của người cầm súng. Do đó, nhà sản xuất đã thực hiện một số thay đổi như kéo dài nòng từ 10 inch lên 11,5 inch, thay đổi lượng thuốc phóng của đạn… để cho ra bản XM177E2.
Một khẩu XM177E2 là sản phẩm của tư duy mới về súng bộ binh ở Việt Nam, ứng dụng nhiều công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ vật liệu.
Không chỉ vậy, XM177E2 còn có một số ưu điểm khác như: nhiều chi tiết và phía trong súng được mạ để chống ăn mòn (phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam); có thể gắn thêm ống phóng lựu XM148, thay cần lên đạn kiểu Delrin giúp giảm kích thước phần trên của súng, đồng thời chống hiện tượng nhả chốt khi bắn ở các đời súng trước…

Thế nhưng, dù được cải tiến nhiều nhưng bản thử nghiệm XM177E2 không qua được các bài kiểm tra khắt khe của Quân đội Mỹ. Vì vậy, loại súng này chỉ được sản xuất và thử nghiệm trong giai đoạn 1966-1970. Những ưu điểm của XM177E2 sau này được nhà sản xuất áp dụng vào mẫu M16A1 và một số biến thể của dòng này.

Tại sao lại là M-18?

Với quan sát ngoại hình ban đầu và vốn tư liệu ít ỏi trong tay, người viết bài chưa dám khẳng định nguồn gốc đích xác của M-18. Tuy nhiên, là với những thông tin hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định, M-18 có thiết kế thuộc họ CAR-15/M-16.

Như vậy, có thể nói M-18 là loại súng hoạt động trên nguyên lý trích khí, khóa nòng chốt xoay, bắn đạn cỡ 5,56mm, trọng lượng khoảng 2,5kg (khi chưa lắp thêm các khí tài và phụ kiện); tốc độ bắn lý thuyết khoảng 750 phát/phút. Vậy, với những thông số này, M-18 sẽ có vị trí thế nào trong các loại vũ khí cá nhân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

Trước hết, với kích thước nhỏ gọn, M-18 hết sức thuận tiện trong các tình huống tác chiến trong không gian hẹp hoặc trong những nhiệm vụ đòi hỏi người lính phải linh hoạt, đảm bảo bí mật khi tiếp cận mục tiêu.

Đặc biệt, ứng dụng công nghệ vật liệu mới (sử dụng nhiều hợp kim nhẹ, nhiều bộ phận làm từ nhựa tổng hợp), lại sử dụng cỡ đạn nhỏ (nhỏ hơn cỡ đạn 7,62mm của AK), nên M-18 không tiêu tốn năng lượng của người lính khi di chuyển.
M-18 có nhiều đặc điểm phù hợp với một số nhiệm vụ chuyên biệt của các lực lượng đặc biệt.

Việc giảm nhỏ cỡ đạn cho phép giảm trọng lượng của súng và đạn một cách rõ rệt. Các chuyên gia đã tính toán, nếu cỡ nòng giảm 1mm sẽ giảm được 10-15% trọng lượng súng. Thêm vào đó, giảm cỡ đạn vừa giảm được trọng lượng, thể tích lại tăng cơ số đạn dự trữ của người lính khi chiến đấu. Cùng một trọng lượng như nhau, nhưng số đạn cỡ 5,56mm sẽ lớn gấp 2 số đạn cỡ 7,62mm.

Như vậy, có thể thấy, M-18 thể hiện nhiều ưu điểm hơn so với vũ khí truyền thông là AK, và sẽ phù hợp với nhiều nhiệm vụ chuyên biệt. Tuy nhiên, nhìn vào quá khứ, chúng ta thấy rằng, đối phương dù được trang bị các loại súng hiện đại hơn nhưng đã không thắng được người lính Bộ đội Cụ Hồ. Điều đó cho thấy, vũ khí là quan trọng nhưng cách đánh, cách khai thác sức mạnh của vũ khí, yếu tố con người mới là vai trò quyết định. Bởi vì, “vũ khí chỉ là sắt, người lính mới là thép”. Với loại vũ khí hiện đại, các lực lượng đặc biệt như đặc công, cảnh sát biển, chống khủng bố sẽ như “hổ thêm cánh”, lập nên những chiến công tiếp nối truyền thống hào hùng của lịch sử.

Dưới đây là một số loại súng thuộc họ CAR-15/M-16 và các biến thể khác:
(*) CAR-15 được xếp vào loại súng carbine, là thuật ngữ quân sự có nguồn gốc chỉ loại súng dùng cho kỵ binh, lực lượng đòi hỏi vũ khí thuận lợi cho việc xạ kích trên mình ngựa. Tuy kỵ binh lùi vào lịch sử, nhưng yêu cầu tác chiến với súng carbine vẫn cần thiết với một số lực lượng đặc biệt.
Trong khi, súng trường tấn công tự động đòi hỏi nòng dài để tăng độ chính xác của đường đạn thì carbine lại đặt yếu tố nhỏ gọn, thuận tiện lên hàng đầu.
Dòng súng CAR-15/M-16 sử dụng đạn cỡ 5,56mm. Việc giảm nhỏ cỡ đạn có thể làm giảm khả năng sát thương và xác suất trúng đích ở cự ly xa. Theo thống kê của quân đội Mỹ, với cỡ đạn 5,56mm bắn ở cự ly ngoài 270m, độ tản mác tăng lên khá nhiều.
Các súng thuộc dòng M-16 và biến thể sau này của nó được Trung Quốc "nhái" và sử dụng hạn chế trong các lực lượng vũ trang.
Một khẩu M-4 (thế hệ sau M-16) do hãng Norico, Trung Quốc sản xuất (có dòng chữ Made in China).
Một khẩu M-4 do Norico sản xuất có đường ray ở phần trên thân súng để lắp thêm các khí tài khác. Đặc điểm này cho thấy M-18 khác hoàn toàn với M-4 của Trung Quốc.

Chùm ảnh về súng M-18

Súng M-18 là một trong những khẩu súng kiểu Mỹ được biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Do thu được rất nhiều sau kháng chiến chống Mỹ, những khẩu súng kiểu này thường được trang bị cho lực lượng dân quân tự vệ ở miền Nam.
Hình dáng bên ngoài của M-18 có nhiều đặc điểm giống với XM177E2, một mẫu súng thử nghiệm ở Việt Nam trong giai đoạn 1966-1970. Có thể nói XM177E2 và các mẫu súng sau thừa hưởng những ưu điểm trong thiết kế của nó được chế tạo cho chiến trường Việt Nam.
M-18 có 2 chế độ bắn tự động liên thanh và điểm xạ.
Cận cảnh thân súng M-18.
Phần dưới của M-18 với cơ cấu cò, băng đạn 20 viên và báng làm bằng nhựa, có thể thay đổi chiều dài phù hợp với chiều dài cánh tay của xạ thủ.
Phía trong súng M-18 có thể được mạ nhằm giúp súng chống ăn mòn trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Khe hất đạn của M-18. M-18 hoạt động theo nguyên lý trích khí khóa nòng chốt xoay, một phần năng lượng của thuốc súng khi cháy được trích để lên đạn cho cơ cấu tự động của súng. Đồng thời, một chốt xoay sẽ được truyền chuyển động hất vỏ đạn cũ qua khe và đưa viên đạn mới vào nòng.
M-18 có thể sử dụng nhiều loại băng đạn 20 viên, 30 viên, thậm chí băng đạn hình trống kép Beta-C có số đạn lên tới 100 viên.
Phần trên của M-18 với cần lên đạn kiểu Derlin.
Gắn ống giảm thanh, không chỉ giúp triệt tiêu tiếng nổ khi điểm hỏa mà còn giảm chớp lửa đầu nòng, giúp đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ khi thực hiện nhiệm vụ.
 
M-18 gây nhiều tò mò với cả các khối diễu hành khác.
Nguồn: baodatviet.vn