Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Học viện KTQS giới thiệu thiết bị huấn luyện ngắm bắn tại Techmart

Trung tâm Kỹ thuật vũ khí - Học viện KTQS ứng dụng công nghệ phục vụ hiệu quả cho công tác huấn luyện bắn súng trong và ngoài Quân đội.

Các sản phẩm của Trung tâm đã được nghiệm thu và triển khai áp dụng trong các đơn vị vũ trang, trung tâm huấn luyện bắn súng, cơ sở giáo dục quốc phòng là: thiết bị theo dõi đường ngắm súng bộ binh RDS-07, thiết bị bắn tập súng bộ binh MBT-03 và thiết bị bắn tập súng ngắn SN-K54.

Các thiết bị này phát huy thế mạnh của các loại máy tính ngày càng phổ cập rộng rãi để đạt được những tính năng vượt trội so với các thiết bị kiểu cũ về tính chuyên nghiệp, độ tin cậy, độ chính xác, gọn nhẹ, dễ sử dụng, mô phỏng sinh động tạo nên sự hứng thú trong học tập và rèn luyện. Qua quá trình sử dụng, các đơn vị đều đánh giá cao tác dụng của thiết bị.

Theo tiến sĩ Mai Quang Huy, chủ nhiệm bộ môn Thuật phóng và điều khiển hỏa lực, khoa Vũ khí, học viện Kỹ thuật quân sự, với tính năng hiện đại, dễ sử dụng, hệ thống bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật chu đáo, thiết bị sẽ ngày càng được phổ biến rộng rãi trong và ngoài Quân đội góp phần tăng cường sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân trong thế chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN.

Dưới đây là vài nét về tính năng và công dụng của các trang thiết bị huấn luyện bắn súng do Trung tâm Kỹ thuật vũ khí – Học viện kỹ thuật quân sự nghiên cứu và chế tạo.

Thiết bị theo dõi đường ngắm súng bộ binh RDS-07 

RDS-07 là thiết bị hỗ trợ huấn luyện bắn súng bộ binh cho phép người sử dụng dễ dàng quan sát, theo dõi được đường rê súng ngắm bắn nhờ một chấm đỏ ảo trên khu vực mục tiêu. Qua đó đánh giá được yếu lĩnh ngắm bắn của người tập dể kịp thời chỉnh sửa mà không cần bắn đạn thật.

Cấu tạo của RDS-07. 1- Ống ngắm; 2- Kính khắc vạch; 3- Núm quy chính tầm; 4- Núm quy chính hướng; 5- Cửa kiểm tra; 6- Hộp pin và điều chỉnh kích thước chấm đỏ; 7- Kẹp để gắn kính lên súng. Ảnh: TT Kỹ thuật vũ khí – HVKTQS.

Dùng thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07, người tập có thể dễ dàng quan sát, theo dõi được điểm ngắm trên bia và độ nghiêng mặt súng trong suốt quá trình ngắm bắn. Tư thế người kiểm tra thải mái, không bị gò bó bởi hướng cửa kiếm tra có thể xoay được.

Với thiết bị này, việc kiểm tra quá trình ngắm bắn súng bộ binh với các bài bắn không vận động có thể tiến hành ở tất cả các tư thế, với mục tiêu cố định hoặc di động và trong mọi điều kiện ánh sáng kể cả ngày và đêm. Ngoài ra, người tập không nhìn thấy chấm đỏ trên mục tiêu do đó đảm bảo tính khách quan trong suốt quá trình ngắm bắn.

Thiết bị  RDS-07 gắn trên súng tiểu liên AK 47.
Ảnh: TT Kỹ thuật vũ khí – HVKTQS.

Với tính năng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của thực tiễn huấn luyện ngắm bắn, kết cấu nhỏ gọn, dễ sử dụng, dễ bảo quản và giá thành thấp hơn đáng kể so với các thiết bị hỗ trợ huấn luyện khác, thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07 rất phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Thiết bị bắn tập súng bộ binh MBT-03

MBT-03 là thiết bị hỗ trợ kỹ thuật giúp học viên luyện tập và kiểm tra kết quả bắn đảm bảo độ chính xác và tin cậy cao ở cự ly thực (100m) hoặc các cự ly thu gọn. Thiết bị này  sử dụng công nghệ quang ảnh, kết nối với máy vi tính nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện bắn súng bộ binh, tiết kiệm đạn dược, chi phí và thời gian.

Cấu tạo của MBT-03 khi lắp trên súng.
Ảnh: TT Kỹ thuật vũ khí – HVKTQS.

Trong quá trình ngắm bắn với MBT-03, màn hình máy tính sẽ thể hiện đường rê súng. Khi bóp cò, vết đạn lưu lại trên mặt bia kèm theo tiếng nổ mô phỏng. Sau đó, máy tính tự tính điểm, đọc kết quả ra loa, lưu trữ và in ra máy in với độ phân giải hiển thị cao: sai số không vượt quá 1cm trên bia cự ly 100m.

Trong quá trình luyện tập, tư thế, động tác, yếu lĩnh bắn sát thực tế; lực tay cò hoàn toàn như thật. Thiết bị này tương thích với hệ điều hành Windows 98, Windows XP và Windows 2000 và có thể ứng dụng được trong mọi điều kiện khí hậu và thời tiết.

MBT-03 tương thích với nhiều loại máy tính khác nhau.
Ảnh: TT Kỹ thuật vũ khí – HVKTQS.

So với các thiết bị bắn tập hiện có, thiết bị bắn tập MBT-03 mang tính chuyên nghiệp cao, là thiết bị duy nhất được Bộ Tổng tham mưu trang bị chính thức cho các đơn vị dùng để huấn luyện bắn tiểu liên AK bài 1 do có nhiều ưu điểm vượt trội.

Thiết bị bắn tập súng ngắn SN-K54

SN-K54 là thiết bị kỹ thuật hỗ trợ huấn luyện bắn súng ngắn K54 sử dụng công nghệ quang ảnh, kết nối với máy tính nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện, tiết kiệm đạn dược, chi phí và thời gian, giúp người chỉ huy các cấp nắm được chất lượng huấn luyện và những sai sót trong yếu lĩnh của người tập để kịp thời chỉnh sửa mà không cần bắn đạn thật.

Khối thiết bị trên súng. Ảnh: TT Kỹ thuật vũ khí – HVKTQS.

Cũng giống như với MBT-03, khi ngắm bắn với SN-K54, màn hình máy tính sẽ thể hiện đường rê súng. Khi bóp cò, vết đạn lưu lại trên mặt bia kèm theo tiếng nổ mô phỏng. Máy tính sẽ thực hiện việc tính toán và lưu trữ kết quả của người bắn.

Cơ chế hoạt động của SN-K54. Ảnh: TT Kỹ thuật vũ khí – HVKTQS.

SN-K54 có nhiều phiên bản khác nhau như SH1/QH, SH2/QH, SH2/QH/CD, phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị sử dụng. 



Chế tạo máy bay cho bộ đội phòng không tập bắn

Từ thú chơi thuần túy, một cán bộ Nhà nước nghỉ hưu đã chế tạo máy bay mô hình điều khiển từ xa thành ứng dụng quân sự phục vụ thiết thực cho nền quốc phòng của đất nước.


Niềm đam mê máy bay mô hình


Từ lâu, chơi máy bay mô hình đã là một thú chơi công nghệ của không ít người ở Việt Nam. Người chơi máy bay mô hình cũng có nhiều theo đuổi. Có người chỉ thích thiết kế và chế tạo mô hình, có người thì chỉ thích điều khiển bay, nhưng cũng có người mê cả hai điều trên. Với kiểu người thứ ba, niềm vui khi chơi mô hình máy bay được nhân lên gấp bội, và ông Phạm Cao Hạnh, cán bộ Nhà nước đã nghỉ hưu thuộc về nhóm người đó.

Vốn là học viên trường thể dục thể thao, thú chơi máy bay mô hình điều khiển từ xa đến với ông Hạnh như một môn thể thao ngoại khóa ở trường. Cùng sự quan tâm lớn lao dành cho máy bay mô hình, ông đã tích lũy được gia tài kiến thức đáng kể về kỹ thuật hàng không.

Khi về hưu, ông lại được sống trọn vẹn cùng niềm đam mê của mình. Hàng ngày, ông cặm cụi ở “xưởng” chế tạo nằm trên tầng thượng của nhà riêng để hoàn thiện từng bản thiết kế, chế tác từng chi tiết, đấu từng mạch điện cho mỗi chiếc máy bay của mình.

Trong các lựa chọn động cơ, từ mô hình lượn không động cơ cho đến mô hình có động cơ điều khiển từ xa, từ mô hình dùng động cơ điện chạy pin Li-Po đến động cơ máy nổ chạy bằng xăng hoặc cồn…, ông Hạnh chuyên về mô hình máy bay động cơ nổ.

Theo ông Hạnh, động cơ điện có công suất hạn chế nên chỉ có thể trang bị cho các mô hình có trọng lượng nhỏ và đơn giản. Trong khi đó, động cơ điện có công suất lớn nên ứng dụng được trong những mô hình lớn và phức tạp hơn nhiều lần. “Mô hình dùng động cơ nố khi bay tạo ra tiếng ồn như máy bay thật, nghe rất… sướng”, ông Hạnh nói.

Ông Phạm Cao Hạnh đang hoàn chỉnh một mô hình máy bay.

Có chứng khiến quá trình chế tạo máy bay của ông Hạnh mới thấy sự kỳ công của thú chơi này. Để hoàn chỉnh một chiếc máy bay, người chế tạo vừa phải là một thợ mộc để biết cưa xẻ gọt đẽo và lắp ráp từng chi tiết chính xác bằng gỗ, vừa là một kỹ sư hàng không để bảo đảm mô hình đáp ứng mọi nguyên tắc khí động học, vừa là một thợ máy lành nghề để tất cả các phần của chiếc máy bay có thể hoạt động đồng bộ…

Sau cả quá trình khổ công ấy, nhìn ngắm khi chiếc máy bay tự tay mình chế tạo múa lượn trên trời là một niềm hạnh phúc không thể diễn tả. “Máy bay mô hình có thể thực hiện các bài nhào lộn rất phức tạp mà máy bay thật không thể làm được”, ông Hạnh chia sẻ.

Người làm máy bay mô hình điều khiển từ xa phải am hiểu kiến thức của rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

Từ thú chơi đến ứng dụng quân sự 

Ông Phạm Cao Hạnh tâm niệm: chơi máy bay mô hình điều khiển từ xa thuần túy đã thú vị, nhưng ứng dụng được thú chơi này vào cuộc sống, đặc biệt là phục vụ cho quốc phòng lại càng có ý nghĩa. “Đối với tôi máy bay mô hình không chỉ là một thú chơi mà còn là sự đóng góp không nhỏ cho công tác huấn luyện của bộ đội phòng không Việt Nam”, ông Hạnh chia sẻ.

Năm 1993, trong một hội thảo khoa học do Binh chủng Phòng không – Không quân tổ chức, một lãnh đạo của Binh chủng đã đặt ra yêu cầu về mô hình bay cho bộ đội phòng không tập bắn đạn thật. “Đề bài” được đưa ra là: mô hình bay phải có kích thước bằng máy bay thật, có tốc độ bay tương đương 400m/s, đạt độ cao 400m và khi bắn không trúng có thể thu hồi để sử dụng tiếp.

Đây là một bài toán rất hóc búa bởi trên thực tế chỉ có… máy bay thật mới đáp ứng hoàn toàn những yêu cầu kể trên. Vào khoảng thời gian đó, điều này là không khả thi trong điều kiện của Việt Nam.

Ông Phạm Cao Hạnh và mẫu máy bay mô hình phục vụ bộ đội phòng không.

Trước tình hình trên, ông Phạm Cao Hạnh đã đề xuất ý tưởng dùng máy bay mô hình điều khiển từ xa làm mô hình tập bắn. Máy bay điều khiển từ xa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu đạt độ cao 400m và khi bắn không trúng có thể thu hồi để sử dụng tiếp.

Với yêu cầu mô hình có kích thước lớn bằng máy bay thật và đạt tốc độ 400m/s, ông Hạnh biện luận: Nếu làm máy bay mô hình có tỉ lệ bằng 1/10 máy bay thật, tốc độ bay đạt 40m/s (bằng 1/10 so với yêu cầu ban đầu) thì thao tác xạ kích hoàn toàn giống nhau ở tốc độ góc, đáp ứng được yêu cầu đề ra. Ngoài ra, với việc sử dụng máy bay mô hình điều khiển từ xa, chi phí dành cho việc huấn luyện bộ đội phòng không tập bắn là rất "mềm".

Báo cáo khoa học của ông Phạm Cao Hạnh đã nhận được sự đồng tình của lãnh đạo Binh chủng. Từ năm 1994, việc ứng dụng máy bay mô hình điều khiển từ xa làm mô hình tập bắn cho bộ đội phòng không đã được triển khai thí điểm và nhanh chóng được nhân rộng ở nhiều đơn vị. Ông Hạnh vừa hướng dẫn kỹ thuật bay, vừa là người tự tay sản xuất máy bay mô hình phục vụ việc huấn luyện bộ đội phòng không. Đến nay, ông không thể nhớ mình đã sản xuất ra bao nhiêu mô hình máy bay.

Không chỉ dừng lại ở đòng góp kể trên, ông Phạm Cao Hạnh vẫn tiếp tục tìm tòi, học hỏi những công nghệ mới với mong muốn ứng dụng vào cuộc sống như chụp ảnh, quay phim bằng máy bay, lập trình bay tự động...  


Hình ảnh 'mắt thần' bảo vệ bầu trời Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày truyền thống bộ đội tên lửa, Đất Việt xin giới thiệu loạt chùm ảnh về lực lượng phòng không - không quân Việt Nam với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới.
Trong loạt bài đầu tiên, Đất Việt giới thiệu hình ảnh về binh chủng ra đa, được ví như "mắt thần" của lực lượng phòng không không quân, đơn vị hiệp đồng tác chiến quan trọng của bộ đội tên lửa và các lực lượng phòng không khác.

Dưới đây là một số hình ảnh về binh chủng ra đa do Bảo tàng Phòng Không - Không quân cung cấp:


Ra đa bắt mục tiêu và cảnh báo P-18 trên đảo Trường Sa.
Đây là loại ra đa làm việc trên dải sóng mét, có tầm hoạt động tối đa 170 km, có thể theo dõi cùng lúc 120 mục tiêu.
 Có thể được đặt cố định hoặc di chuyển trên xe tải.
Ra đa làm nhiệm vụ cảnh giới bảo vệ bầu trời vùng biển phía nam Tổ quốc.
Ra đa P-35 cảnh giới kiêm dẫn đường. Loại ra đa này được trang bị hệ thống xử lý sơ cấp và hệ thống xử lý thứ cấp (bắt và bám) tích hợp với đài điều khiển từ xa, trang bị máy tính mới hiện đại cùng màn hình màu độ phân giải cao, trang bị hệ thống nhận diện địch - ta.
Là phiên bản nâng cấp từ ra đa 1L117, P-35 có khả năng phát hiện các mục tiêu bay cũng như truyền dữ liệu mục tiêu cho các đối tượng sử dụng bên ngoài, có thể dùng trong phòng không, không quân và kiểm soát không lưu.
Ra đa có khả năng phát hiện các mục bay rất thấp trong môi trường nhiễu và tác chiến điện tử mạnh, hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, trong giải nhiệt độ từ -40 đến +50 độ C, độ âm lên tới 98%, độ cao so với mực nước biển đến 3.000m. Đài điều khiển được trang bị màn hình màu có độ phân giải cao. Ra đa có thể được vận chuyển trên khung gầm xe tải, xe lửa hay phương tiện thủy.
Đài 55Zh6UE Nebo-UE được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch ta, nhận dạng kiểu loại, xác định và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay của các loại mục tiêu bay gồm cả mục tiêu bay đường đạn, mục tiêu kích cỡ nhỏ và mục tiêu có hệ số phản xạ điện từ thấp cho các hệ thống khí tài chiến đấu hay màn hiện sóng của trắc thủ radar. Trong ảnh là đài NEBO-UE của Đoàn radar 295 thuộc Sư  đoàn 363 - Đoàn phòng không Hải Phòng.
Kiểm tra, bảo dưỡng ra đa trinh sát cảnh báo.
Ra đa đo độ cao PRV-16 có nhiệm vụ cảnh giới kiêm dẫn đường, có nhiệm vụ trinh sát, phát hiện, bám sát các mục tiêu trên không, nhằm quản lý vùng trời, kịp thời phát hiện địch trên không và thông báo cho các đơn vị hỏa lực phòng không, dẫn đường cho máy bay chiến đấu bảo vệ bầu trời. Các loại ra này ít chịu ảnh hưởng nhiễu và hoạt động tốt trong nhiều điều kiện thời tiết.
Ra đa cảnh giới P-14 canh giữ bầu trời vùng biển Tổ quốc. P-14 là loại ra đa cảnh giới, làm việc trên dải sóng mét, có cự ly phát hiện xa với tầm hoạt động 600 km, tốc độ quét 2-6 vòng/phút, độ cao tìm kiếm cực đại 46 km.
Bất kể ngày đêm, các cánh sóng ra đa liên tục túc trực bầu trời, không để Tổ quốc bị bất ngờ từ những tình huống trên không.

Theo tin từ Quỹ hỗ trợ sáng tạo KH-CN Việt Nam (VIFOTEC), PGS TS Lê Anh Dũng, ThS Ðặng Quang Hiệu và cộng sự thuộc Công ty tư vấn đầu tư và phát triển công nghệ (Công ty AIC) đã nghiên cứu thành công Hệ thống chỉ huy - Ðiều khiển cho các trung tâm cảnh giới vùng trời, vùng biển ((TTC2).


Hệ thống bao gồm máy chủ, thiết bị mạng và các trạm làm việc (gọi là Console) cho các sĩ quan trực chiến. Nhiệm vụ của TTC2 là kết nối các trạm rađa (quân sự, quản lý không lưu) để thu thập thông tin về mục tiêu trên không (số hiệu mục tiêu, toạ độ, tốc độ, nhận dạng).
Sơ đồ của hệ thống TTC2.
Trên cơ sở đó, phần mềm xử lý tiến hành hợp nhất dữ liệu thành bức tranh tình huống bao gồm quỹ đạo của các mục tiêu đã nhận dạng, đánh giá hiểm họa, tính toán dự báo đường bay, quản lý kế hoạch bay… Bức tranh tình huống được phân phối qua mạng truyền số liệu diện rộng cho các đơn vị tại các trạm đầu cuối để có giải pháp xử lý phù hợp.

Hệ thống giải quyết tốt việc thiết kế, thực thi phần mềm chỉ huy - điều khiển nhiều chức năng, lập trình thời gian thực và nhiều tiến trình song song để đưa vào ứng dụng thành công tại đơn vị chiến đấu vượt qua nhiều khó khăn thách thức và điều kiện và môi trường ứng dụng CNTT.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, do được nghiên cứu, sản xuất trong nước nên hệ thống có giá thành bằng 1/3-1/4 so với hệ thống nhập ngoại.


Nguồn: baodatviet.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét