Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Việt Nam - Hoa Kỳ đẩy mạnh hợp tác hạt nhân

Theo thông tin mới nhất, Mỹ và Việt Nam đã tiến khá xa trong các cuộc hội đàm về hạt nhân dân sự. Trong đó có việc chia sẻ nhiên liệu hạt nhân và công nghệ nguyên tử với Việt Nam. Mỹ và Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ vào năm 2001 nhằm phát triển tiềm năng hạt nhân dân sự. Trong một bản tin công bố vừa qua, nhật báo Wall Street Journal cho biết là nội dung các cuộc thương thuyết bao gồm việc chia sẻ nhiên liệu hạt nhân và công nghệ nguyên tử với Việt Nam, trong đó có cả một điều khoản cho phép Việt Nam tự giàu Uranium.

Các giới chức trong Quốc hội Mỹ không tán đồng thoả thuận này cho rằng các điều khoản đang đàm phán với Việt Nam sẽ tác hại đến các đòi hỏi nghiêm ngặt mà Hoa Kỳ đặt ra cho các đối tác ở Trung Đông. Những nước này bị yêu cầu phải từ bỏ chương trình làm giàu Uranium nếu muốn được Washington hợp tác trong lãnh vực hạt nhân.

Wall Street Journal trích dẫn các quan chức Hoa Kỳ cho biết là các nhà đàm phán Mỹ đã đưa ra một đề nghị hợp tác hạt nhân toàn diện với Việt Nam, và đã bắt đầu thông tin cho các ủy ban đối ngoại của Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ về vấn đề này.


Một quan chức Mỹ cao cấp nõi rõ là Mỹ không hề thông báo hay tham khảo ý kiến của Bắc Kinh khi quyết định thúc đẩy hợp tác hạt nhân với Việt Nam vì điều đó “không liên quan gì đến Trung Quốc”. Nhân vật này giải thích: “ đây là một cuộc đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam. Chúng tôi không cần đến sự chấp thuận vủa Trung Quốc trên những vấn đề thuộc phạm vi lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ”.


Một thỏa thuận với Việt Nam sẽ cho phép các công ty Mỹ như General Electric Co và Bechtel Corp bán linh kiện hạt nhân và lò phản ứng nguyên tử cho Việt Nam. Theo viên chức được trích dẫn ở trên, thì việc có các công ty và công nghệ hạt nhân Mỹ ở Việt Nam sẽ cho phép Hoa Kỳ có thêm khả năng gây ảnh hưởng. Còn nếu cứ đứng ngoài thì những nước khác sẽ chen chân vào.

Theo WAll Street Joural, các cuộc đàm phán do Bộ ngoại giao Mỹ tiến hành đã tăng tốc trong những tháng gần đây. Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký một biên bản ghi nhớ dưới thời tổng thống Bush trong lĩnh vực bảo đảm anh toàn cho các loại nhiên liệu phân hạch và phát triển năng lượng hạt nhân dân sự.

Bên cạnh đó, theo lời của ông Vương Hữu Tấn-Giám đốc Viện năng lượng Nguyên tử Việt Nam, hai bên đã đạt được một thỏa thuận sơ bộ về hợp tác hạt nhân vào tháng 3 vừa qua và hy vọng sẽ hoàn chỉnh được kế hoạch này vào cuối năm nay. Ngoài ra, ông Tấn cũng khẳng định, Việt Nam không có kê hoạch làm giàu Uranium.

Phản ứng của các bên về việc Mỹ đàm phán với Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác hạt nhân

Mỹ quá ưu tiên Việt Nam trong vấn đề hạt nhân (Tin từ báo Nga)

Chính quyền Ô-ba-ma đang trong giai đoạn trung gian trong cuộc đàm phán với Việt Nam về chuyển giao công nghệ và nhiên liệu hạt nhân. Theo các điều khoản của Thoả thuận sẽ cho phép Việt Nam tự làm giàu Uranium, mà theo một nhân vật quan trọng trong quốc hội Mỹ thì điều đó sẽ làm giảm giá trị các yêu cầu ngặt nghèo Mỹ trước đó đã đặt ra đối với các đối tác của mình ở Trung Đông. Các cuộc đàm phán này đang được Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành có thể làm mất cân bằng với Trung Quốc, nước có đường biên giới dài hàng trăm km với Việt Nam. Trong thời điểm này, các điều khoản trên thể hiện ý đồ của Mỹ trong quan hệ với các nước Nam Á và ĐNA là Mỹ đang tăng cường với các nước, khi họ ngày càng sợ sự tăng cường sức mạnh của Trung Quốc tại khu vực. Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đã đề nghị Việt Nam, kẻ thù trong chiến tranh lạnh của Mỹ, yêu cầu hợp tác toàn diện trong lĩnh vực hạt nhân. Ủy ban Hợp tác quốc tế của Hạ viện và Thượng viện Mỹ cũng đã được thông báo về điều này. Nhận được thông tin về các cuộc đàm phán với Việt Nam, đại diện cao cấp của chính phủ Mỹ tuyên bố, không cần phải có sự tham vấn của Trung Quốc. “Trung Quốc ở đây không có vai trò gì cả”- ông nói.

Công nghệ quan trọng nhất để sản xuất nhiên liệu là lò phản ứng hạt nhân, cũng có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí nguyên tử, điều này sẽ làm tăng mối lo ngại liên quan đến việc phố biến vũ khí hạt nhân. Đại diện của chính phủ Mỹ hoan nghênh thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân, mà Tổng thống Ô-ba-ma đã làm trước đó với Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UEA), khi nước này đống ý mua nhiên liệu hạt nhân trên thị trường quốc tế. Cũng tương tự như vậy với trường hợp của Jordan, và cũng không được phép tự sản xuất nhiên liệu hạt nhân trên lãnh thổ nước mình. Đại diện cấp cao Bô Ngoại giao Mỹ cho biết, đối với Việt Nam, Mỹ sẽ đặt ra những yêu cầu khác với khu vực Trung Đông vì Trung Đông được coi là khu vực nguy hiểm hơn so với các vùng khác. “Khi đàm phán với các nước Trung Đông chúng tôi phải tính đến I-ran, cũng như tính đến cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân ở Trung Đông có thể xảy ra. Chúng tôi tin rằng, thoả thuận đạt được với Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là mô hình cho khu vực. Còn với châu Á lại không có mối đe doạ này. Chúng tôi sẽ áp dụng cách tiếp cận khác nhau đối với các khu vực khác nhau và các nước khác nhau”- vị quan chức này cho biết.

Giám đốc Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia Việt Nam Vương Hữu Tân cho biết, đoàn đại biểu Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận sơ bộ về hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân hồi tháng 3/2010, còn việc ký kết thoả thuận đã được lên kế hoạch trong năm nay.

Năm 2001, Việt Nam đã ký Bản ghi nhớ với Mỹ trong đó có vấn đề cho phép Việt Nam mua nhiên liệu hạt nhân và phát triển năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình. Trong những tháng gần đây, chính quyền Ô-ba-ma đã đẩy nhanh cuộc đàm phán với Việt Nam trong đó có việc trao đổi công nghệ, hợp tác đảm bảo an ninh, lưu trữ nhiên liệu hạt nhân và các dự án đạo tạo về hạt nhân. Ngoài ra, công ty Mỹ, ví dụ, General Electric và Bechtel, sẽ có thể cung cấp cơ sở hạt nhân và lò phản ứng cho Việt Nam. Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ khi thông báo về cuộc đàm phán cho biết, nếu chúng ta có thể đảm bảo tốt hoạt động của các công ty Mỹ và công nghệ Mỹ tại Việt Nam thì điều đó sẽ cho chúng ta cơ hội rất lớn. Còn nếu chúng ta từ chối, những nước khác có thể nhảy vào. Ông này cũng cho biết, các điều khoản ký với Việt Nam đều nằm dưới sự giám sát chặt chẽ của cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế của LHQ, để đảo bảo nhiên liệu hạt nhân sản xuất ở Việt Nam không sử dụng vào mục đích quân sự. Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, phía Việt Nam đang nghiên cứu phiên bản cuối cùng của thoả thuận và sẽ tiến hành tiếp các cuộc đàm phán vào mùa thu tới.

Một trong những lý do chính quyền Mỹ có ưu tiên với Việt Nam trong vấn hạt nhân có lẽ là Mỹ đang tăng cường sự hiện diện của mình trong khu vực ĐNA vì lo ngại đang thiết lập quyền “bá chủ” về kinh tế và chính trị ở khu vực này. Ngoại trưởng Hillary Clinton trong chuyến thăm Hà Nội tháng 7/2010, đã nhấn mạnh sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ về vấn đề an ninh, kinh tế, và môi trường. Khi tham gia Diễn đàn an ninh khu vực tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ cũng nêu ra sự cần thiết thiết lập cơ chế để giải quyết vấn đề tranh chấp trên Biển Đông và tuyên bố Mỹ có quyền lợi trên vùng biển này. Trong đó bà có nói “chính quyền Ô-ba-ma đã sẵn sàng nâng quan hệ Mỹ - Việt Nam lên tầm cao mới”, và “ Chúng tôi quan tâm mối quan hệ này không những vì tầm quan trọng của nó mà còn vì nó là một phần trong chiến lược của Mỹ hướng đến vùng châu Á- Thái Bình Dương.”

Trong những tuần gần đây, quan hệ Trung - Mỹ trở nên hết sức căng thẳng sau một thời gian lắng dịu. Trong tuần này, khi đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo về cuộc đàm phán hợp tác hạt nhân Mỹ - Việt, ông nói thẳng là Mỹ không quan tâm đến sự đồng ý của Trung Quốc trong vấn đề này vì vấn đề này thuộc quyền lợi của Mỹ. Được biết, phía Trung Quốc khi biết thông tin trên vẫn chưa đưa ra phản ứng gì.

Trước đó, khi biết Trung Quốc bán 2 lò phản ứng hạt nhân cho Pakistan, Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc và cho rằng, Trung Quốc đã vi phạm thoả thuận của Tổ chức Vienna về quản lý phố biến công nghệ hạt nhân. Như vậy, tình hình đang xấu đi trên bán đảo Triều Tiên, tình hình Biển Đông, và đến hoạt động hợp tác hạt nhân, tất cả những điều trên làm khu vực châu Á ngày càng căng thẳng.

Cao Phong và Trần Lợi( Tổng hợp)  vitinfo.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét