Chủ Nhật, 10 tháng 10, 2010

Một số vũ khí đẹp xuất hiện trong hợp luyện diễu binh

Bên cạnh súng M-18 gây xôn xao dư luận, trong buổi diễu binh, diễu hành mừng Đại lễ vẫn còn nhiều vũ khí truyền thống khác của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

AK-47, vũ khí cá nhân truyền thống và phổ biến trong các lực lượng vũ trang.
Ra đời từ năm 1947, AK nhanh chóng trở thành loại vũ khí được sản xuất nhiều nhất trên thế giới.
Gắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhiều quốc gia trên thế giới, AK trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Đến nay, AK vẫn là loại vũ khí cá nhân có uy lực sát thương lớn, thể hiện độ tin cậy cao trong nhiều tình huống tác chiến và điều kiện chiến đấu khắc nghiệt.
Bên cạnh AK, CKC là loại súng trường phổ biến trong các các đơn vị dân quân tự vệ, thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. Trong kháng chiến, loại vũ khí này cũng thể hiện uy lực lớn gây nhiều thiệt hại cho kẻ thù.
Trong thời kỳ hòa bình, xây dựng đất nước, CKC thường xuất hiện trong các sự kiện nghi lễ của Nhà nước.
M-18, mẫu súng gây xôn xao dư luận từ khi xuất hiện trong hợp luyện diễu binh cuối tháng 9.
Xuất hiện trong khối chiến sĩ đặc công và cảnh sát biển, từ lần xuất hiện thứ 2, mẫu súng này được gắn thêm ống giảm thanh, tạo độ dài cần thiết đảm bảo thẩm mỹ trong diễu binh.
Sự xuất hiện của M-18 đánh dấu sự đổi mới trong việc trang bị vũ khí, hiện đại hóa quân đội.
Giống với M-18, lần đầu tiên kiếm lệnh xuất hiện trong diễu binh, diễu hành.
Được sĩ quan dẫn đần khối danh dự sử dụng, kiếm lệnh tạo vẻ trang nghiêm, oai dũng cho đoàn quân.
Xuất hiện đầy bất ngờ trong phút chót của cuộc diễu binh, diễu hành, súng của Đức được biểu dương trên tay các chiến sĩ thuộc khối cảnh sát cơ động, thể hiện sự phong phú trong trang bị quân khí của các lực lượng vũ trang.

Tiểu liên MP-5 - niềm tự hào của người Đức

Nói đến dòng súng tiểu liên SMG (Sub-Machine Gun), không ai không biết đến loại súng HK MP-5, vũ khí rất nổi tiếng có mặt trong trang bị của hầu hết các lực lượng đặc nhiệm trên thế giới, và là niềm tự hào của người Đức

Khẩu tiểu liên Heckler und Koch, MP5, là một trong những khẩu súng nổi tiếng nhất thế giới và có nhiều biến thể, được phát triển từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Nó được phát triển vào tầm những năm 1964 dưới mật danh HK MP-54, hay đơn giản chỉ là HK-54.

Vào năm 1966, cảnh sát và biên phòng Đức đã chấp nhận khẩu HK-54 với tên gọi MP-5, và nó có 2 phiên bản: Một phiên bản báng đóng chết vào súng và một phiên bản báng có thể rút vào được. Vài năm sau HK đã có một chút nâng cấp bộ phận thước ngắm và nòng súng. Những thay đổi khác nằm ở hộp tiếp đạn (hộp cong thay vì thẳng).

HK MP-54, mẫu phát triển đầu tiên năm 1965
 
 HK MP-5A2 với báng đóng và tổ hợp nút gật 3 chế độ bắn S-E-F

Qua nhiều năm MP-5 đã được sử dụng ở rất nhiều cơ quan cảnh sát, an ninh và quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cảnh sát và biên phòng Đức, cảnh sát Anh và lực lượng SAS, cảnh sát Mĩ, FBI, hải quân và lính thủy đánh bộ và nhiều, nhiều nơi khác nữa. MP-5 đuợc sản xuất tại Đức và tại nhiều nước với license của HK như Hy Lạp, Iran, Pakistan và Mexico.

Đối thủ duy nhất của MP-5 trong thị trường vũ khí trên toàn thế giới chính là khẩu UZI nổi tiếng của Israel. Điều thú vị là quân đội Đức không chấp nhận MP-5mà dùng UZI, được cấp phép sản xuất tại Bỉ. Nguyên nhân có thể do giá thành.

Sự thành công của MP-5 có thể nói là ngoài mong đợi của nhà sản xuất. Những yếu tố của thành công đó là chất lượng cao và độ tin cậy của súng, khả năng bắn phát một chính xác đến khâm phục, rất linh hoạt. Có thể nói rằng hiện tại không có một khẩu SMG nào có thể chạy đua được với MP-5 trên thị trường vũ khí (Uzi đã ngừng sản xuất).

HK MP-5A3 với báng rút vào được


MP-5, về cơ bản giống với khẩu súng trường tấn công HK G-3. Súng có ba chế độ bắn, bao gồm 2 (an toàn, bán tự động), 3 (an toàn, bán tự động, tự động), 4 (an toàn, bán tự động, tự động, bắn loạt 2 hay 3 viên). Thước ngắm súng giống với đã phần thước ngắm của súng HK, có thể thay bằng ống ngắm quang học, kính nhìn đêm hay kính red-dot. Hộp đạn tiêu chuẩn 30 viên, nhưng có thể thay bằng hộp 15 viên khi cần. Phiên bản đặc biệt được sản xuất giới hạn cho Mỹ với cỡ đạn 10mm (10x25mm) và 40S&W (10x22mm).

Trong khi tất cả các khẩu MP-5 đều có thể tích hợp ống giảm thanh, thì đã có hẳn một phiên bản giảm thanh hoàn toàn của họ MP-5, đó là MP-5SD3 hay SD2 (phụ thuộc vào loại báng cố định hay rút vào). Phiên bản này có ống giảm thanh gắn hoàn toàn vào súng, có nòng để giảm vận tốc viêc đạn xuống dưới vận tốc âm thanh (330m/s). MP-5SD có thể bắn bất kì loại đạn 9mm, ko nhất thiết phải là đạn cận âm.

HK MP-5SD3, phiên bản súng giảm thanh và báng rút
 
 HK MP-5N, mẫu dành cho hải quân Mĩ, thiết kế dành cho người thuận tay trái hay tay phải, chế độ bắn được minh họa dạng biểu tượng,v.v....
 HK MP-5 được sử dụng trong rất nhiều lực lượng đặc nhiệm trên thế giới

Phiên bản bán tự động của MP-5 dành cho dân sự được sản xuất với tên gọi HK-94 có nòng dài hơn, 16inch (406mm), để phù hợp với luật pháp Mỹ. Cũng có 1 công ty Mỹ, tên là Special Weapons LLC, sản xuất các phiên bản dân sự của MP5 dùng đạn súng ngắn, gồm cả loại .45ACP. 

 
Về loại súng ‘lạ’ xuất hiện trong lễ diễu binh 10/10

Sự xuất hiện của khẩu súng kiểu Mỹ trong lễ diễu binh, diễu hành sáng 10/10 khiến dư luận không khỏi thắc mắc về nguồn gốc và tính năng của nó.


Được giới thiệu lần đầu trong dịp Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng thị sát hoạt động hợp luyện diễu binh, loại súng trên được gọi tên M-18.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên sau kháng chiến, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã biểu dương sức mạnh cùng với một loại vũ khí có nguồn gốc Mỹ, bên cạnh các loại vũ khí cá nhân quen thuộc như AK và CKC.

Từ khi mới xuất hiện, hình ảnh M-18 trên tay các chiến sĩ đặc công và cảnh sát biển trong các buổi tập luyện đã trở thành chủ đề nóng trên các diễn đàn, thu hút nhiều bình luận sôi nổi. Nhiều câu hỏi được đặt ra, quanh loại vũ khí “lạ” này như: M-18 là loại súng gì, tính năng chiến đấu ra sao(?)…
M-18 được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông lần đầu tiên vào dịp Đại tướng Phùng Quang Thanh thị sát hợp luyện diễu binh. Theo một quan chức thuộc ban Tổ chức hợp luyện, M-18 được Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài. Ảnh: Tuấn Linh
Dựa vào đặc điểm: nòng ngắn, báng có thể thay đổi độ dài và một số đặc điểm khác, M-18 được nhiều người nhận định có nét giống với với XM177E2, (có tên gọi ban đầu là Colt 629 Comando), thuộc họ CAR-15.

Sơ lược về sự phát triển của CAR-15/M-16

Trong khi loại súng rất phổ biến trong quân đội Mỹ và đồng minh là M-16 và hầu hết “các anh em” của nó được biết đến như là loại súng trường tấn công tự động, thì các súng thuộc họ CAR-15 được xếp vào dòng carbine. Sự khác biệt của hai loại súng này chủ yếu ở chiều dài của nòng súng (*).

Tuy được phân biệt tương đối rõ ràng về cách phân loại, nhưng M-16 và CAR-15 lại có “quan hệ huyết thống” chặt chẽ trong lịch sử phát triển.
Phần thân của một khẩu XM177E2 của hãng vũ khí Colt, Mỹ.
Ảnh chụp phần thân của M-18 trong buổi hợp luyện diễu binh. Ảnh: Tuấn Linh
Vào những năm 1950-1960, bối cảnh chiến tranh lạnh và thực tế ở chiến trường Việt Nam thúc đẩy các nhà sản xuất vũ khí Mỹ liên tục nhận được yêu cầu để cải tiến, nâng các mẫu súng. Đầu tiên, các đơn vị tìm – diệt, thường xuyên đối phó với các nhóm du kích nhỏ, di chuyển, tác chiến trong những khu rừng rập rạm ở Việt Nam cần những khẩu súng ngắn, gọn, trọng lượng nhẹ, có tốc độ bắn nhanh hơn là khả năng bắn xa và chính xác. Đây cũng là yêu cầu của các phi công trực thăng, muốn có vũ khí thích hợp với sự chật chội của buồng lái.

Vì vậy, nhà sản xuất giảm chiều dài báng và nòng súng, thậm chí giảm một nửa (từ 20 inch xuống còn 10 inch). Ngoài ra, họ còn thay thế một vật liệu làm báng, tay cầm và ốp nòng bằng loại nhẹ hơn trên các súng thuộc họ M-16 để cho ra XM177E1 (phiên bản đầu tiên của họ CAR-15).

Tuy nhiên, sự cắt giảm này gây ra nhiều phiền toái như súng nổ quá to, làm giảm thính lực của người lính; nòng súng ngắn lại sử dụng loại đạn cũ (nhiều thuốc phóng) gây nên chớp lửa đầu nòng lớn, làm nòng súng bị cáu bẩn, đồng thời, gây chói mắt và làm lộ vị trí của người cầm súng. Do đó, nhà sản xuất đã thực hiện một số thay đổi như kéo dài nòng từ 10 inch lên 11,5 inch, thay đổi lượng thuốc phóng của đạn… để cho ra bản XM177E2.
Một khẩu XM177E2 là sản phẩm của tư duy mới về súng bộ binh ở Việt Nam, ứng dụng nhiều công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ vật liệu.
Không chỉ vậy, XM177E2 còn có một số ưu điểm khác như: nhiều chi tiết và phía trong súng được mạ để chống ăn mòn (phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam); có thể gắn thêm ống phóng lựu XM148, thay cần lên đạn kiểu Delrin giúp giảm kích thước phần trên của súng, đồng thời chống hiện tượng nhả chốt khi bắn ở các đời súng trước…

Thế nhưng, dù được cải tiến nhiều nhưng bản thử nghiệm XM177E2 không qua được các bài kiểm tra khắt khe của Quân đội Mỹ. Vì vậy, loại súng này chỉ được sản xuất và thử nghiệm trong giai đoạn 1966-1970. Những ưu điểm của XM177E2 sau này được nhà sản xuất áp dụng vào mẫu M16A1 và một số biến thể của dòng này.

Tại sao lại là M-18?

Với quan sát ngoại hình ban đầu và vốn tư liệu ít ỏi trong tay, người viết bài chưa dám khẳng định nguồn gốc đích xác của M-18. Tuy nhiên, là với những thông tin hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể khẳng định, M-18 có thiết kế thuộc họ CAR-15/M-16.

Như vậy, có thể nói M-18 là loại súng hoạt động trên nguyên lý trích khí, khóa nòng chốt xoay, bắn đạn cỡ 5,56mm, trọng lượng khoảng 2,5kg (khi chưa lắp thêm các khí tài và phụ kiện); tốc độ bắn lý thuyết khoảng 750 phát/phút. Vậy, với những thông số này, M-18 sẽ có vị trí thế nào trong các loại vũ khí cá nhân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

Trước hết, với kích thước nhỏ gọn, M-18 hết sức thuận tiện trong các tình huống tác chiến trong không gian hẹp hoặc trong những nhiệm vụ đòi hỏi người lính phải linh hoạt, đảm bảo bí mật khi tiếp cận mục tiêu.

Đặc biệt, ứng dụng công nghệ vật liệu mới (sử dụng nhiều hợp kim nhẹ, nhiều bộ phận làm từ nhựa tổng hợp), lại sử dụng cỡ đạn nhỏ (nhỏ hơn cỡ đạn 7,62mm của AK), nên M-18 không tiêu tốn năng lượng của người lính khi di chuyển.
M-18 có nhiều đặc điểm phù hợp với một số nhiệm vụ chuyên biệt của các lực lượng đặc biệt.

Việc giảm nhỏ cỡ đạn cho phép giảm trọng lượng của súng và đạn một cách rõ rệt. Các chuyên gia đã tính toán, nếu cỡ nòng giảm 1mm sẽ giảm được 10-15% trọng lượng súng. Thêm vào đó, giảm cỡ đạn vừa giảm được trọng lượng, thể tích lại tăng cơ số đạn dự trữ của người lính khi chiến đấu. Cùng một trọng lượng như nhau, nhưng số đạn cỡ 5,56mm sẽ lớn gấp 2 số đạn cỡ 7,62mm.

Như vậy, có thể thấy, M-18 thể hiện nhiều ưu điểm hơn so với vũ khí truyền thông là AK, và sẽ phù hợp với nhiều nhiệm vụ chuyên biệt. Tuy nhiên, nhìn vào quá khứ, chúng ta thấy rằng, đối phương dù được trang bị các loại súng hiện đại hơn nhưng đã không thắng được người lính Bộ đội Cụ Hồ. Điều đó cho thấy, vũ khí là quan trọng nhưng cách đánh, cách khai thác sức mạnh của vũ khí, yếu tố con người mới là vai trò quyết định. Bởi vì, “vũ khí chỉ là sắt, người lính mới là thép”. Với loại vũ khí hiện đại, các lực lượng đặc biệt như đặc công, cảnh sát biển, chống khủng bố sẽ như “hổ thêm cánh”, lập nên những chiến công tiếp nối truyền thống hào hùng của lịch sử.

Dưới đây là một số loại súng thuộc họ CAR-15/M-16 và các biến thể khác:
(*) CAR-15 được xếp vào loại súng carbine, là thuật ngữ quân sự có nguồn gốc chỉ loại súng dùng cho kỵ binh, lực lượng đòi hỏi vũ khí thuận lợi cho việc xạ kích trên mình ngựa. Tuy kỵ binh lùi vào lịch sử, nhưng yêu cầu tác chiến với súng carbine vẫn cần thiết với một số lực lượng đặc biệt.
Trong khi, súng trường tấn công tự động đòi hỏi nòng dài để tăng độ chính xác của đường đạn thì carbine lại đặt yếu tố nhỏ gọn, thuận tiện lên hàng đầu.
Dòng súng CAR-15/M-16 sử dụng đạn cỡ 5,56mm. Việc giảm nhỏ cỡ đạn có thể làm giảm khả năng sát thương và xác suất trúng đích ở cự ly xa. Theo thống kê của quân đội Mỹ, với cỡ đạn 5,56mm bắn ở cự ly ngoài 270m, độ tản mác tăng lên khá nhiều.
Các súng thuộc dòng M-16 và biến thể sau này của nó được Trung Quốc "nhái" và sử dụng hạn chế trong các lực lượng vũ trang.
Một khẩu M-4 (thế hệ sau M-16) do hãng Norico, Trung Quốc sản xuất (có dòng chữ Made in China).
Một khẩu M-4 do Norico sản xuất có đường ray ở phần trên thân súng để lắp thêm các khí tài khác. Đặc điểm này cho thấy M-18 khác hoàn toàn với M-4 của Trung Quốc.

Chùm ảnh về súng M-18

Súng M-18 là một trong những khẩu súng kiểu Mỹ được biên chế trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Do thu được rất nhiều sau kháng chiến chống Mỹ, những khẩu súng kiểu này thường được trang bị cho lực lượng dân quân tự vệ ở miền Nam.
Hình dáng bên ngoài của M-18 có nhiều đặc điểm giống với XM177E2, một mẫu súng thử nghiệm ở Việt Nam trong giai đoạn 1966-1970. Có thể nói XM177E2 và các mẫu súng sau thừa hưởng những ưu điểm trong thiết kế của nó được chế tạo cho chiến trường Việt Nam.
M-18 có 2 chế độ bắn tự động liên thanh và điểm xạ.
Cận cảnh thân súng M-18.
Phần dưới của M-18 với cơ cấu cò, băng đạn 20 viên và báng làm bằng nhựa, có thể thay đổi chiều dài phù hợp với chiều dài cánh tay của xạ thủ.
Phía trong súng M-18 có thể được mạ nhằm giúp súng chống ăn mòn trong điều kiện khí hậu nhiệt đới.
Khe hất đạn của M-18. M-18 hoạt động theo nguyên lý trích khí khóa nòng chốt xoay, một phần năng lượng của thuốc súng khi cháy được trích để lên đạn cho cơ cấu tự động của súng. Đồng thời, một chốt xoay sẽ được truyền chuyển động hất vỏ đạn cũ qua khe và đưa viên đạn mới vào nòng.
M-18 có thể sử dụng nhiều loại băng đạn 20 viên, 30 viên, thậm chí băng đạn hình trống kép Beta-C có số đạn lên tới 100 viên.
Phần trên của M-18 với cần lên đạn kiểu Derlin.
Gắn ống giảm thanh, không chỉ giúp triệt tiêu tiếng nổ khi điểm hỏa mà còn giảm chớp lửa đầu nòng, giúp đảm bảo yếu tố bí mật, bất ngờ khi thực hiện nhiệm vụ.
 
M-18 gây nhiều tò mò với cả các khối diễu hành khác.
Nguồn: baodatviet.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét