Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

Triển vọng hợp tác quân sự Việt-Nga


Quantcast

 Việt Nam sẽ chi 4 tỷ USD để hiện đại hoá hệ thống phòng không quốc gia?


VietnamDefence - Hợp đồng bán vũ khí phòng không cho Việt Nam trị giá 4 tỷ USD là điều Nga trông đợi sau các hợp đồng cung cấp máy bay Su27SK, Su-30MK2V, tàu chiến Svetlyak, Molnya, tên lửa phòng không S-300PMU1, tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion Yakhont, tàu ngầm Kilo...
 
 
 
 
 
Từ trên xuống dưới: Hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU1,
máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2, hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm cơ động Bastion/Yakhont, tàu tên lửa Tarantul III (Molnya) Projekt 1241.8, frigate tàng hình Gepard 3.9 (Projekt 1166.1), tàu ngầm Kilo (Projekt 636)
Ngày thứ năm, 25.3.2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov thông báo quyết định giúp đỡ Việt Nam về mặt quân sự. Theo lời ông, Hà Nội sẽ nhận đuợc tín dụng để xây dựng căn cứ tàu ngầm và mua sắm các vũ khí trang bị khác của Nga. Serdyukov đã đàm phán về vấn đề này với người đồng nhiệm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh. Đồng thời, Nga cũng trông chờ thêm 1 hợp đồng lớn nữa với Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov đã thăm Việt Nam từ ngày 22-24.3.2010. Việt Nam hiện là một trong những nước dẫn đầu về hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, trong tương lai có thể giữ vị trí thứ hai sau Ấn Độ về khối lượng vũ khí mua của Nga.
Bộ Quốc phòng Nga trước chuyến thăm đã nhận xét rằng, "kể từ năm 2008, lượng hàng quân dụng Việt Nam mua của Nga gia tăng bền vững".
"Năm 2008, khối lượng các hợp đồng đã ký lần đầu tiên trong suốt lịch sử hợp tác đã vượt quá 1 tỷ USD, năm 2009 là 3,5 tỷ USD, trong quý I.2010, khối lượng đã đạt trên 1 tỷ USD. Trong thời kỳ này, đã ký các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Không quân, Phòng không và Hải quân Việt Nam", - hãng Interfax dẫn nguồn cơ quan báo chí Bộ Quốc phòng Nga.

CHXHCN Việt Nam luôn là đối tác quan trọng trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự ban đầu là của Liên Xô, sau là của Nga. Kể từ thời chiến tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp, vũ khí Liên Xô liên tục được cung cấp cho Việt Nam, ban đầu là qua Trung Quốc, còn sau khi miền Bắc Việt Nam được giải phóng thì cung cấp trực tiếp. Đỉnh cao cung cấp vũ khí trang bị diễn ra thời kháng chiến chống Mỹ 1964-1975.

Chiến tranh kết thúc, quân đội Việt Nam đứng thứ ba thế giới về quân số khi đó được trang bị vũ khí do Liên Xô, Trung Quốc và Mỹ sản xuất. Vũ khí Mỹ chủ yếu là chiến lợi phẩm và vũ khí trang bị của quân đội nguỵ Sài Gòn.

Nhờ Việt Nam, Liên Xô đã nhận được một số mẫu vũ khí hiện đại của Mỹ như máy bay cường kích А-37, tiêm kích F-5, trực thăng, động cơ. Tất cả đều có ích cho công nghiệp Nga trong việc nghiên cứu kinh nghiệm của kẻ thù tiềm tàng.

Trước khi quan hệ Việt-Trung trở nên căng thẳng vào năm 1978 dẫn tới cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, trong đó Moskva đứng về phía Hà Nội, Việt Nam đã nhận được vũ khí trang bị theo 2 kênh. Sau chiến tranh chống Mỹ, kênh Trung Quốc hầu như đóng lại, mặc dù Việt Nam từng nhận được từ Trung Quốc khá nhiều vũ khí, ví dụ như các máy bay MiG do Trung Quốc chế tạo. Từ đó, Liên Xô và Nga trở thành kênh cung cấp hầu như độc quyền cho quân đội Việt Nam.

Một mặt là tuy không bị cô lập quốc tế, song vì chưa bình thường hoá quan hệ với Mỹ nên Hà Nội không thể mua vũ khí ở các kênh khác. Vấn đề bình thường hoá quan hệ với Mỹ đã được giải quyết xong vào tháng 11.2003, khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phạm Văn Trà thăm chính thức Mỹ. Hai bên đã đạt được các thoả thuận cụ thể về hợp tác quân sự, còn ban lãnh đạo chính trị Việt Nam đã lần đầu tiên công khai đánh giá tích cực sự tham gia của Mỹ vào việc duy trì ổn định trong khu vực. Từ đó, đa số các "cửa hàng vũ khí" ở các nước trên thế giới đã mở ra với Hà Nội, nhưng Việt Nam cơ bản vẫn thuỷ chung với các nhà cung cấp và vũ khí Nga.

Cuối thập niên1990, đầu những năm 2000, Nga đã cung cấp cho Việt Nam 36 máy bay tiêm kích Su-27SK, các hệ thống tên lửa phòng không, nhiều tàu xuồng, trực thăng, đạn dược. Tuy nhiên, một phần đáng kể vũ khí trang bị của Việt Nam hiện đã cũ, cần phải thay thế hay hiện đại hoá. Ví dụ, một phần đáng kể xe tăng là các loại T-59/T-62 của Trung Quốc, có từ trước năm 1979, và Т-54/Т-55 của Liên Xô.

Cũng có các mẫu của Mỹ như xe tăng hạn nhẹ М-42 và hạng trung М-48, cũng như các xe tăng hiện đại nhất là gần 500 Т-72 mua trong thập niên 1990 ở Ba Lan.

Tình hình cũng tương tự với máy bay chiến đấu. Phần lớn không quân là máy bay thế hệ 3 như MiG-21, MiG-23 và cường kích Su-22. Đã đến lúc thay thế các trang bị này bằng các loại hiện đại hơn.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, giai đoạn mới hợp tác Việt-Nga bắt đầu vào năm 2008, khi doanh số hợp tác kỹ thuật quân sự lần đầu tiên vượt quá 1 tỷ USD. Khi đó, theo tin của tờ Vzglyad, hai bên đã ký kết hợp đồng bán tên lửa chống hạm Kh-35U Uran để trang bị cho các tàu tên lửa của Việt Nam, các tàu cảnh giới Projekt 10410 Svetlyak và xuồng tên lửa cỡ lớn Projekt 1241 Molnya.

Tổng cộng, theo lời Bộ trưởng Serdyukov, trong năm 2008-2009, Nga và Việt Nam đã ký các hợp đồng trị giá 4,5 tỷ USD, bao gồm 12 máy bay tiêm kíchей Su-30МК2, 8 máy bay huấn luyện chiến đấu Yak-130, các tàu tên lửa Molnya, các frigate Gepard và 6 tàu ngầm Projekt 636.

Năm 2001-2002, các xí nghiệp Nga đã nhận được hợp đồng đóng 8 xuồng tên lửa Projekt 1241.8, 2 frigate Projekt 1166.1 và 1 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion. Nhưng có lẽ lớn nhất là hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 Varshavyanka (NATO gọi là Kilo cải tiến - Improved Kilo) ký ngày 15.12.2009 trong chuyến thăm Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, trị giá 2 tỷ USD.

Hợp đồng này còn bao gồm cả việc đào tạo các thuỷ thủ đoàn Việt Nam, cung cấp trang thiết bị cần thiết khác và nay là cả cơ sở hạ tầng trên bờ cho các tàu ngầm này.

Nhiều khả năng các tàu ngầm này sẽ là biến thể tiến công 636М, trang bị hệ thống tên lửa vạn năng Club-S. Ở biến thể này, tính năng của tàu ngầm tiệm cận khả năng của tàu ngầm tên lửa đa năng. Đây là hợp đồng lớn nhất kể từ hợp đồng bán 8 tàu ngầm cùng lớp ký với Trung Quốc năm 2002, và có lẽ là hợp đồng lớn nhất của Rosoboronoexport kể từ năm 2007.

Theo lời Bộ trưởng Serdyukov, thì sắp tới sẽ có cả các hợp đồng lớn về vũ khí phòng không. Trong đàm phán, phía Việt Nam rất quan tâm tới các phương tiện phòng không Nga.
"Họ quan tâm hầu như tất cả những gì chúng ta có: các hệ thống tên lửa phòng không Tor, Buk, S-300, - ông Serdyukov nói. - Có những thứ chúng ta sẵn sàng bán kể cả ngay từ số đang có (của Bộ Quốc phòng Nga)", - hãng RIA Novosti đưa tin.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga có đủ số lượng S-300 các đời đầu dư ra sau khi quân đội Nga chuyển sang các vũ khí hiện đại hơn, cũng như một số hệ thống Buk. Nhưng hợp đồng lớn có thể sẽ được ký là việc cung cấp cho Việt Nam hệ thống tổ hợp phòng không quốc gia trị giá gần 4 tỷ USD. Nếu hợp đồng này được ký, Việt Nam sẽ đứng thứ hai sau Ấn Độ trong các đối tác mua vũ khí Nga, thế chân cho Trung Quốc.

Không loại trừ, sớm hay muộn cũng xuất hiện vấn đề Nga trở lại căn cứ Cam Ranh mà quân đội Liên Xô/Nga và Việt Nam sử dụng chung  trong giai đoạn 1979-2002. Năm 2001, Nga quyết định không kéo dài hiệp định với Việt Nam và rút khỏi căn cứ này trước thời hạn và tháng 5.2002, những quân nhân Nga cuối cùng đã rời Cam Ranh. Tình huống này hoàn toàn logic căn cứ vào tham vọng đưa hạm đội Nga trở lại đại dương thế giới của nước Nga.





Tàu HQ263 và HQ261 của Hải quân Việt Nam
Điểm lại các vụ mua sắm vũ khí của Việt Nam trong thời gian gần đây thì việc mua sắm vũ khí đó có giúp gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ biển, đảo.

Báo chí nước ngoài nói gì?

Liên quan tới việc mua sắm vũ khí của Việt Nam, báo Bangkok Post của Thái Lan, số ra ngày 21 tháng 12 năm ngoái, có tựa đề “Hãy cân nhắc việc gia tăng vũ trang này” (Rethink This Arms Buildup). Bài báo cho rằng, việc mua sắm vũ khí của Việt Nam sẽ không có lợi cho các nước trong vùng vì có khả năng “gia tăng căng thẳng trong khu vực và tái khởi động một cuộc chạy đua vũ trang hơn là thúc đẩy hòa bình”.
Bài báo nhấn mạnh, Việt Nam bỏ ra hàng tỷ đô la mua tàu ngầm loại kilo và chiến đấu cơ Su-30, là điều làm cho các nước trong khu vực lo ngại, vì chiến đấu cơ mà Việt Nam mua là quá hiện đại so với không lực của các nước khác trong khu vực, và việc mua tàu ngầm “mang lại cho Việt Nam loại vũ khí mà các đối tác của Hà Nội trong khối Asean không hề có”.
Mua trực thăng của Pháp mà vẫn còn máy bay từ thời Xô Viết, hay các phụ tùng thay thế cho các máy bay Mỹ từ thời chiến tranh, có thể tạo rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. GS Carl Thayer
Bài báo đưa ra khuyến cáo cho lãnh đạo Asean, nên thảo luận trực tiếp với Việt Nam về việc gia tăng vũ trang này, và rằng “không có lý do gì để Việt Nam bắt đầu một chương trình tái vũ trang“. Việt Nam cần nghĩ lại kế hoạch “tái khởi động cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực Đông Nam Á. Nếu không, Việt Nam cần công khai toàn bộ các chi tiết của các hợp đồng mua vũ khí và giải thích rõ lý do“.
Đầu năm nay, báo Straits Times của Singapore cũng có bài viết liên quan đến việc mua vũ khí của Việt Nam. Bài báo cho rằng, Việt Nam mua sắm vũ khí ồ ạt trong thời gian qua là quá nhiều và quá sớm, do Việt Nam bị hạn chế trong việc phối hợp các loại vũ khí trong không gian hai, ba chiều. Điều quan trọng mà Việt Nam cần làm là học cách phối hợp các loại vũ khí hoạt động với nhau, cũng như học cách duy trì và bảo dưỡng để các loại vũ khí này phát huy hết khả năng chiến đấu.

Ý kiến chuyên gia quốc phòng


Chiến đấu cơ Su-30 của quân đội Việt Nam.
Liên quan tới việc mua vũ khí và hiện đại hóa quân sự, trả lời phóng vấn đài Á châu Tự do, GS Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho biết: “Thứ nhất là chi phí, tiếp đến là sự cân bằng. Bằng cách mua trực thăng của Pháp mà vẫn còn các máy bay từ thời Xô Viết, hay cố gắng lấy các phụ tùng thay thế cho các máy bay Mỹ mà Việt nam có được từ thời chiến tranh, có thể tạo nên một rắc rối khủng khiếp về hậu cần cho quân đội Việt Nam. Việt nam không thể trộn lẫn mọi thứ với nhau bằng cách mua mỗi nơi một ít vì nó sẽ tạo nên khó khăn lâu dài
.
Việc bảo vệ chủ quyền biển tất nhiên là ưu tiên hàng đầu, rồi bảo vệ biên giới. Thế nhưng trong tất cả những rủi ro thì Việt Nam phải tính đến, trong khi lên kế hoạch đưa vào một thế hệ thiết bị mới cho một thập kỷ tới hoặc lâu hơn nữa, thì đâu là những rủi ro chính trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là một điều khó khăn cho người lên kế hoạch. Việt nam phải cân nhắc việc các vũ khí có phù hợp với nhau không, rồi kể cả khi có vũ khí rồi thì làm thế nào để phối hợp nó trong cả một tổng thể để giúp quân đội hoạt động hiệu quả”.
Sách trắng của Việt nam vừa công bố với các số liệu quốc phòng cho thấy không cách nào mà có thể dùng toàn bộ ngân sách năm ngoái để mua 6 tàu ngầm. GS Carl Thayer
Khi được hỏi đến những rủi ro và thách thức đi kèm, liên quan đến việc mua sắm vũ khí của Việt Nam, GS Carlyle Thayer nói: “Rủi ro đầu tiên là vấn đề chi phí. Sách trắng của Việt nam vừa công bố với các số liệu quốc phòng cho thấy không cách nào mà có thể dùng toàn bộ ngân sách năm ngoái để mua 6 tàu ngầm. Mà 6 tàu ngầm này chưa bao gồm cả việc huấn luyện, trang bị hạ tầng. Vì vậy tăng trưởng kinh tế của  Việt nam cần phải rất cao để có tiền chi tiêu quốc phòng. Đây là một trò mèo vờn chuột.
Rủi ro thứ hai nữa là vấn đề vũ khí không tương thích với nhau. Họ mua tàu ngầm ở đây, nhưng họ không biết làm thế nào để phối hợp nó với các vũ khí khác và như thế thì tốn kém. Rồi còn vấn đề về chỉ huy điều khiển. Trong tình huống có xung đột, liệu Việt Nam có thể bảo đảm tất cả các lực lượng quân đội được sử dụng một cách hợp lý, và tránh việc người điều khiển sử dụng vũ khí vào kẻ thù hoặc ví dụ là Trung quốc hay bất cứ nước nào khác, khi họ cảm thấy bị nguy hiểm, thay vì tuân theo lệnh một cách nghiêm ngặt. Vì thế chi phí, rồi việc phối hợp các vũ khí với nhau và có được sự chỉ huy điều khiển đúng, đều là những vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt khi hiện đại hóa quân đội”.

Biển Đông vẫn…dậy sóng


Tàu HQ378 của Hải quân Việt Nam.
Ngay sau khi các tin tức đầu tiên về mua sắm vũ khí đưa ra, dư luận trong và ngoài nước rất phấn khởi, cho rằng Việt Nam mua tàu ngầm và chiến đấu cơ để đối phó với mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Thế nhưng, quan sát tình hình trên Biển Đông, vẫn không thấy có gì là sáng sủa.
Từ đó đến nay, Trung Quốc vẫn thường xuyên tập trận trong khu vực, ngang nhiên đưa các tàu ngư chính đến tuần tra trên vùng biển Việt Nam, bất chấp những lời phản đối.
Không những thế, ngư dân Việt Nam liên tục bị bắt bớ, đánh đập và hành hạ, trong khi đánh cá trên vùng biển nước ta mà Trung Quốc tự cho là cái ao nhà của họ. Các hành động này của Trung Quốc đi ngược lại cách ứng xử văn minh của một nước lớn, mà mới đây, đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố đã so sánh hành động của “một bộ phận quan chức Trung Quốc khi bắt giữ tàu và đòi tiền chuộc” với hành động của “hải tặc Somali”.
Theo tin từ đài này, trong vòng một năm, từ năm đầu năm 2009 đến đầu năm nay, Trung Quốc đã bắt 36 tàu đánh cá với 473 ngư dân Việt Nam, tịch thu hết tàu thuyền, ngư cụ, hải sản của ngư dân, riêng ngư dân thì bị giữ lại để đòi tiền chuộc từ thân nhân của họ. Tin từ đài này cho biết, Trung Quốc đã “không từ thủ đoạn hèn mạt nào” kể cả việc “gắp lửa bỏ tay người” như, đem chất nổ xuống tàu đánh cá Việt Nam để quay phim, chụp ảnh, buộc ngư dân Việt Nam phải ký tên vào biên bản có mang theo vũ khí.
Thêm một hành động mới xảy ra trong khu vực, ngày 29 tháng 4, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Lệnh này cấm tất cả các ngư dân trong khu vực không được đánh bắt cá kể từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 1 tháng 8 năm nay.
Rủi ro nữa là vấn đề vũ khí không tương thích với nhau. Họ mua tàu ngầm ở đây, nhưng họ không biết làm thế nào để phối hợp nó với các vũ khí khác và như thế thì tốn kém. GS Carl Thayer
Đây là lần thứ hai trong hai năm qua, Trung Quốc ban hành lệnh cấm bắt đánh cả trên lãnh hải Việt Nam. Theo ông Chu Tiến Vĩnh, Phó tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cho biết, từ năm 1995, Trung Quốc bắt đầu đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông trong khoảng thời gian nêu trên, với mục đích bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thế nhưng, từ năm 2009, Trung Quốc bắt đầu mở rộng việc áp dụng lệnh cấm này ra cả những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Một diễn biến mới nhất trên biển Đông, sáng ngày 8 tháng 5, hai tàu Hải quân Việt Nam, HQ 261 và HQ 263, đã tham gia diễn tập với hai tàu 754 và 756 thuộc Hạm đội Nam Hải của Hải quân Trung Quốc. Ngoài ra, bốn tàu kể trên đã cùng nhau tuần tra liên hợp trên một chặng đường dài hơn 280 hải lý từ cửa vịnh Bắc Bộ. Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết: “Các chuyến tuần tra liên hợp giữa hải quân hai nước đã thể hiện tinh thần láng giềng hữu nghị, góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Như vậy, việc mua sắm vũ khí trong thời gian qua, mà nhiều người cho rằng để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, có thật sự như thế hay không? Vẫn chưa có câu trả lời chính xác.
———————————

Việt Nam gia tăng hiện đại hoá quân sự

Liên quan tới việc mua sắm vũ khí của Việt Nam trong thời gian gần đây, giới quan sát cho rằng Việt Nam đang hiện đại hoá quân sự để đối phó với việc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Để tìm hiểu thêm Việt Nam đã mua sắm các loại vũ khí nào trong thời gian qua, ý kiến của các chuyên gia và các nước láng giềng liên quan đến vấn đề này ra sao, cũng như việc mua sắm vũ khí đó liệu có giúp gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông hay không, Ngọc Trân điểm qua các sự kiện có liên quan.
Chiến đấu cơ của Nga

Chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 của Nga
Trước các diễn biến càng ngày càng phức tạp ở biển Đông, Việt Nam đã và đang thực hiện các hợp đồng mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự của một số nước trên thế giới.
Đầu năm 2009, Việt Nam ký hợp đồng với Cục Xuất khẩu Vũ khí Nga, mua 8 chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 (MKK: Mnogofunktzionniy Kommercheskiy Kitayski – Multifunctional Commercial for China – Máy bay chiến đấu đa năng thương mại cho Trung Quốc). Đầu năm nay, Việt Nam đặt mua tiếp 12 chiến đấu cơ loại này, trị giá hơn 500 triệu đô la. Đây là loại máy báy quân sự do công ty hàng không Sukhoi của Nga sản xuất và đưa vào hoạt động kể từ năm 2000.
Trước các diễn biến càng ngày càng phức tạp ở biển Đông, Việt Nam đã và đang thực hiện các hợp đồng mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự của một số nước trên thế giới.
SU 30-MK2 là loại máy bay chiến đấu đa chức năng, vừa có khả năng dò tìm, tuần tra và bảo vệ, vừa có khả năng tấn công và tiêu diệt các mục tiêu của đối phương trên không, trên bộ và trên biển. Ngoài ra, máy bay này còn có thể tiêu diệt các trạm tên lứa phòng không và làm tê liệt các hoạt động của đối phương từ trên không.
Máy bay chiến đấu này có hai chỗ ngồi, được trang bị một hệ thống điều khiển hoả lực và hệ thống ngắm mục tiêu gắn trên mũ bay, giúp phi công phát hiện mục tiêu trên không, trên biển và trên bộ, cũng như tiêu diệt các mục tiêu đó trong mọi điều kiện về thời tiết và thời gian.
Mua tàu ngầm hiện đại

Tàu ngầm loại kilo 636 Việt Nam mua của Nga. Hình chụp từ trang hoangsa.org
Ngoài việc mua chiến đấu cơ của Nga, Việt Nam cũng đã ký hợp đồng mua tàu ngầm của nước này. Cuối tháng 4 năm ngoái, Việt Nam đã đặt mua 6 tầu ngầm loại kilo 636, trị giá khoảng 1,8 tỷ đô la, hợp đồng được cho là chiếm toàn bộ ngân sách quốc phòng của Việt Nam trong năm 2009. Với sáu chiếc tàu ngầm này, Việt Nam sẽ sở hữu nhiều tàu ngầm hiện đại nhất trong khu vực, chỉ đứng sau Trung Quốc.
Đây là loại tàu ngầm chạy bằng dầu diesel trên mặt nước và chạy bằng điện khi lặn dưới nước. Tàu ngầm này được sử dụng với mục đích chống tàu chiến và tàu ngầm của đối phương, nó có khả năng vận hành rất êm vì khả năng “tàng hình” của nó, nên được Hải quân Hoa Kỳ gọi là “Hố Đen” (Black Holes).
Tàu ngầm kilo 636 nặng khoảng 2.300 tấn, được trang bị 8 tên lửa phòng không, cùng 18 quả ngư lôi, với thủy thủ đoàn tối đa là 52 người. Tàu ngầm này có thể lặn dưới nước ở độ sâu tối đa 300 m, và độ sâu tác chiến từ 240 – 250m, khi ở dưới nước, nó có thể di chuyển với vận tốc nhanh nhất là 40 km/ giờ và nó có thể đi trên biển khoảng 45 ngày mà không cần tiếp nhiên liệu.
Ngoài các trang thiết bị hiện đại khác, tàu ngầm này còn được trang bị một loại sonar giúp phát hiện sóng âm, mà tàu nổi cũng như các loại tàu ngầm khác phát ra ở khoảng cách rất xa. Do đó, tàu ngầm này có khả năng tránh được radar dò tìm, cũng như khả năng phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm và tàu chiến của đối phương trên mặt biển.
Thủy phi cơ của Canada

Một chiếc thuỷ phi cơ DHC-6 Việt nam mới mua của Canada để tuần trên biển.
Ngoài các hợp đồng mua tàu ngầm và chiến đấu cơ kể trên, Việt Nam còn mua thuỷ phi cơ của Canada. Công ty Viking Air của Canada vừa đưa tin, đã ký hợp đồng bán cho Việt Nam sáu chiếc thủy phi cơ DHC-6 Twin Otter Series 400, trị giá mỗi chiếc là 5 triệu đô la Canada. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đặt mua phi cơ do phương Tây sản xuất.
Loại phi cơ này dành cho phi hành đoàn không quá 2 người và có thể chở 19 hành khách, tốc độ bay tối đa khoảng 340 km/giờ và có thể bay ở độ cao khoảng 1.700 km. Phi cơ này vừa đáp được cả trên bộ lẫn dưới nước, thích hợp cho những nước mới bắt đầu sử dụng máy bay hải quân như Việt Nam, trong vai trò tuần tra trên biển.
Phi cơ này được thiết kế để phục vụ các hoạt động trên biển như: vận chuyển, tiếp liệu, tuần tra trên biển, tìm kiếm và cứu hộ, và sẽ trở thành lực lượng không quân đầu tiên của hải quân Việt Nam.
Ba trong số 6 phi cơ kể trên là loại “Guardian 400″, đây là model mới nhất, vừa được hãng Viking Air đưa ra thị trường giữa năm 2009. Theo Viking, máy bay loại “Guardian 400″ là máy bay hiệu quả nhất cho hoạt động tuần tra, bảo vệ an ninh trên biển cũng như thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ trong thế kỷ này.
Sáu chiếc phi cơ trên, dự kiến sẽ được giao cho Việt Nam trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 và Công ty Pacific Sky Aviation, thuộc tập đoàn Viking Air, sẽ chịu trách nhiệm đào tạo kỹ thuật và huấn luyện bay cho phi công Việt Nam.
Và tên lửa đạn đạo của Israel
Một hoạt động mới nhất liên quan đến việc mua sắm vũ khí của Việt Nam là đầu tuần qua, Việt Nam đàm phán với Israel để mua một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) của nước này.
Loại tên lửa này đã từng được Israel giới thiệu hồi năm 2005, trong một cuộc triển lãm vũ khí phòng không tại Paris. Tên lửa này có mang một đầu đạn nặng khoảng 125 kg, tầm bắn khoảng 150 km và được cho là khá chính xác. Tên lửa này có thể đặt trên mặt đất hoặc di chuyển bằng xe vận tải, được sử dụng để chống tàu chiến và được xem như một phương thức hữu hiệu trong việc tăng cường hoả lực cho lực lượng phòng vệ của hải quân.
Các quan chức cao cấp quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng, Mỹ sẽ cân nhắc việc bán vũ khí phi hủy diệt cho Việt Nam, khi quan hệ an ninh song phương giữa hai nước phát triển tốt hơn.
Báo Straits Times cho biết, Việt Nam mua loại tên lửa này nhằm hiện đại hoá quân sự và tăng cường khả năng phòng thủ, để bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.
Ngoài các thoả thuận mua vũ khí nói trên, Việt Nam còn muốn mua máy bay quốc phòng của Pháp. Giữa tháng 12 năm ngoái, trong chuyến viếng thăm ba ngày, tướng Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc phòng Việt Nam đã yêu cầu Pháp cung cấp cho Việt Nam “trực thăng và máy bay vận tải”.
Trước khi tới Pháp, Tướng Phùng Quang Thanh cũng đã ghé thăm Hoa Kỳ và cho biết, Việt Nam muốn Hoa Kỳ giảm bớt các hạn chế về việc bán các mặt hàng quân sự cho Việt Nam. Các quan chức cao cấp quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng, Mỹ sẽ cân nhắc việc bán vũ khí phi hủy diệt cho Việt Nam, khi quan hệ an ninh song phương giữa hai nước phát triển tốt hơn.
Trên đây là các hoạt động mua sắm vũ khí nhằm mục đích hiện đại hoá quân sự của Việt Nam trong thời gian gần đây. Trong bài tới, mời quý vị xem các ý kiến liên quan đến vấn đề này, cũng như việc mua sắm vũ khí đó, giúp gì cho Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông.

Tên lửa tầm ngắn EXTRA tăng cường hỏa lực cho Trường Sa


VietnamDefence - Nhà bình luận quốc phòng Robert Karniol cho rằng, với mục đích rõ ràng là tăng cường thế trận phòng thủ tại quần đảo Trường Sa đang bị tranh chấp, Việt Nam đang ở giai đoạn đàm phán cuối cùng để mua hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn (SRBM) mới của Israel. Hợp đồng này có thể được ký kết vào cuối tháng này và đây sẽ là lần đầu tiên Israel bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.


Loại SRBM đang được thương lượng này được gọi là EXTRA (Extended Range Artillery - Đạn pháo tăng tầm) do hãng IMI (Israel Military Industries) và phân hãng MLM Systems Division của hãng IAI (Israel Aircraft Industries) hợp tác phát triển, được giới thiệu công khai tại Triển lãm hàng không Paris 2005.

IAI và IMI đã kết hợp kinh nghiệm về động cơ rocket, đầu đạn và hệ dẫn của mình để phát triển EXTRA và sử dụng những thành tựu mới nhất của công nghệ tiến công dẫn chính xác không theo đường ngắm (NLOS). Các hệ thống bao gồm đạn pháo tấn công chính xác, rocket tiến công chính xác chiến thuật và tên lửa tiến công chính xác.

EXTRA có tầm bắn trên 130 km, có thể mang đầu đạn 125 kg, sai số vòng tròn xác suất (CEP) khoảng 10 m, trọng lượng phóng 450 kg, website của IAI cho hay. Trong khi đó, đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn của Mỹ được cho là có CEP là 200-300 m ở tầm bắn khiêm tốn hơn nhiều. Tên lửa EXTRA có đường kính 30 cm, chiều dài 3, 97m tương tự như đạn của hệ thống rocket phóng loạt M270 MLRS của Mỹ. EXTRA có thể mang đầu đạn nổ mạnh hoặc đầu đạn chùm. EXTRA có thể phóng từ hệ M270 MLRS có trong trang bị của Mỹ, Israel và nhiều nước khác.

Tên lửa được trang bị hệ dẫn quán tính dựa vào GPS của hãng IAI và sử dụng một động cơ phát khí để điều chỉnh quỹ đạo bay. Dữ liệu về mục tiêu được nạp vào tên lửa trước khi phóng đi, sau khi phóng tên lửa tự điều khiển và bay tới mục tiêu.
EXTRA có khả năng phóng từ nhiều loại phương tiện mang, được ghép thành cụm ống phóng 4 quả để phóng từ mặt đất. Cụm ống phóng có thể lắp lên xe tải cơ động cao hoặc tại trận địa cố định. Đạn EXTRA để trong contenơ kín nên có tuổi thọ dài và chi phí bảo dưỡng rất thấp.
Hải quân Nhân dân Việt Nam đang chú ý tới biến thể triển khai trên mặt đất có thể tác chiến chống hạm. Điều đó thể hiện hai xu hướng gần đây: những tiến bộ về khả năng của pháo binh và sự tranh cãi tiếp diễn về các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Kỹ sư tiên phong về pháo binh người Canada Gerald Bull, người đã bị chết trong hoàn cảnh đáng ngờ năm 1990, từ những năm 1960 đã nghiên cứu chế tạo loại “siêu pháo” dùng để thực hiện các vụ phóng vũ trụ giá thành rẻ. Những dự án mới đây trong lĩnh vực pháo chiến trường ít tham vọng hơn, với sự tiến bộ phần lớn tập trung vào các loại đạn tăng tầm và sử dụng các hệ dẫn.
Uy lực của các loại đạn tăng tầm được thấy rõ với lựu pháo FH2000 155 mm, nòng dài 52 lần cỡ và lựu pháo nhẹ Pegasus 155mm, nòng dài 39 lần cỡ, đều do Singapore Technologies Kinetics chế tạo. Hai loại lựu pháo này có tầm bắn bình thường 19 km khi bắn đạn tiêu chuẩn M107, song khi bắn đạn tăng tầm thì tầm bắn tăng lên tương ứng là 40 km và 30 km.
EXTRA lại ở một cấp độ hoàn toàn khác, song tầm bắn của nó không phải là quá lớn. Hệ thống tên lửa chiến thuật ATACMS (Army Tactical Missile System) của Lục quân Mỹ và rocket pháo binh tầm xa  (Long Range Artillery rocket) của Israel có thể có tầm bắn 300 km với CEP khoảng 10 m, trong khi hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander của Nga có tầm bắn 400 km và CEP chỉ 5-7 m.
Tính hiệu quả có liên quan đến cả vấn đề giá cả và uy lực sát thương. Đơn giá của tên lửa EXTRA mà Việt Nam mua hiện chưa rõ, song uy lực của nó mạnh hơn hệ thống rocket phóng loạt cơ động cao HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System) mà Singapore mua của Mỹ. EXTRA có đầu đạn nặng 125 kg, còn đầu đạn ở loại đạn M31 tiên tiến nhất của HIMARS chỉ có trọng lượng 90 kg.
Việc mua sắm hệ thống EXTRA mà Việt Nam trù định đặc biệt đáng chú ý ở chỗ nó nhằm tăng cường cho lực lượng bộ binh hải quân 27.000 người mà nhiệm vụ của họ bao hàm cả việc phòng thủ các hải đảo xa bờ. Nó bổ sung cho các chương trình hiện đại hóa khác với trọng tâm là hải quân, trong đó có hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga, 3 thủy phi cơ DHC-6 Series 400 của Canada để tuần biển (cộng với 3 chiếc nữa có chức năng đa dụng).
Một hợp đồng được ký tháng 12.2009 với Moskva mua 12 tiêm kích Su-30MKK cũng có trọng tâm là hướng biển vì chúng có thể mang các tên lửa chống hạm tối tân.
Hà Nội đang tìm cách nâng cấp các phương tiện và hệ thống quân cụ lạc hậu của mình. Song nếu đây là mục đích chiến lược tối thượng thì nó sẽ bao hàm cả tranh chấp ở Trường Sa.
Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Wikipedia, có diện tích đất nổi “chưa đến 4 km2”  trên vùng biển trải rộng trên vùng biển hơn 425.000 km2”. Hiện có 6 bên tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo này là Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan. Song tranh chấp giữa Bắc Kinh và Hà Nội tiềm ẩn bùng nổ nhất.
Khu vực đã chứng kiến những vụ rắc rối thỉnh thoảng xảy ra và một số vụ va chạm. Mặc dù yên tĩnh mấy năm nay và một bộ quy tắc ứng xử phi chính thức được ASEAN và Trung Quốc ký năm 2002, căng thẳng mới đây bắt đầu gia tăng. Một năm trước, Trung Quốc đưa ra yêu sách đối với khoảng 80% Biển Đông. Bắc Kinh sau đó đã bắt giữ một số tàu cá của Việt Nam, trong đó có vụ rắc rối đầu tháng này.
Bối cảnh đó rõ ràng đang ảnh hưởng tới việc hiện đại hóa quân đội của Hà Nội. Song điều đáng mừng hơn là việc Việt Nam giữ vị trí Chủ tịch ASEAN trong năm nay cho thấy họ có thể thúc đẩy một dàn xếp chính trị về vấn đề này. 

Nguồn: Tổng hợp từ RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét