Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2010

32 Su-30MK2 sẽ về Việt Nam trong năm 2012

DATVIET Công ty Sukhoi trong 5 năm tới sẽ cung cấp gần 500 tiêm kích, hãng Interfax dẫn lời Tổng giám đốc các công ty Sukhoi và RSK MiG Mikhail Pogosyan.

Phần lớn máy bay sẽ được xuất khẩu, còn khối lượng đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga là hơn 150 tiêm kích. “Nếu nói về các hợp đồng xuất khẩu thì nếu tính gộp các hợp đồng của Sukhoi và Irkut, hãng đang sản xuất máy bay cho Ấn Độ, thì tổng đơn đặt hàng sẽ là gần 300 máy bay”, - ông Pogosyan nói thêm.

Đó là nói về việc chuyển giao các tiêm kích đặt hàng cho Ấn Độ, Algeria, Việt Nam và một số nước khác. Cụ thể, trong năm 2010, Việt Nam đã mua của Nga 32 tiêm kích Su-30МК2, còn Algeria là 16 Su-30МКА.

Tiêm kích Su-30 trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ảnh: Bùi Tuấn Khiêm

Điều đáng lưu ý là trong vài tháng gần đây, Sukhoi đã nâng đánh giá lượng máy bay chiến đấu dự định cung cấp cho các khách hàng.

Ngày 20/7, Pogosyan tuyên bố rằng, các công ty MiG và Sukhoi của Nga dự định cung cấp cho thị trường nội địa và bên ngoài gần 300 máy bay chiến đấu cho đến năm 2015. 40% trong số đó sẽ được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng Nga.

Các máy bay chiến đấu Sukhoi hiện có trong trang bị 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có Trung Quốc, Algeria, Iran, Ukraine và Azerbaijan. Tính tổng cộng trong thời gian hoạt động của hãng Sukhoi, các khách hàng nước ngoài đã được cung cấp trên 3.000 máy bay tiêm kích.



Việt Nam có thể mua 12-24 chiếc tiêm kích thế hệ 5

Tổng số lượng tiêm kích thế hệ 5 của hãng Sukhoi xuất khẩu có thể vượt quá con số 600 chiếc, Giám đốc Trung tâm Phân tích mua bán vũ khí (TsAMTO) Igor Korotchenko cho hay.


“Theo dự báo của các chuyên gia của Trung tâm chúng tôi, trong khuôn khổ chương trình hệ thống máy bay chiến thuật tương lai PAK FA, Nga sẽ sản xuất không dưới 1.000 chiếc tiêm kích này, trong đó đơn đặt hàng dự kiến của Không quân Nga giai đoạn 2020-2040 là 200-250 chiếc, còn ở kịch bản kinh tế Nga phát triển tốt sẽ là 400-450 máy bay”, ông Korotchenko nói.

Theo dự báo của TsAMTO, Việt Nam sẽ mua khoảng 12-24 chiếc PAK FA trong giai đoạn 2030-2035.

Theo ông Korotchenko, đối thủ thực sự của PAK FA trong tương lai khả kiến sẽ chỉ có F-35 Lightning II, bởi biến thể hạng nặng của tiêm kích thế hệ 5 F-22 của Mỹ, do quá đắt (gần 250 triệu USD/chiếc ở cấu hình xuất khẩu), sẽ khó tiêu thụ trên thị trường vũ khí thế giới.

Hiện nay, nước ngoài tham gia duy nhất vào chương trình PAK FA là Ấn Độ, nước này muốn có trong biên chế chiến đấu của Không quân Ấn Độ không dưới 250 tiêm kích thế hệ 5. Theo TsAMTO, khối lượng đơn hàng xuất khẩu PAK FA tiềm năng, tính cả Ấn Độ có thể là 548-686 chiếc.

Tùy theo diễn biến tình hình quốc tế và sự xuất hiện các điểm nóng căng thẳng mới ở các khu vực trên thế giới mà thời hạn, khối lượng cung cấp và phạm vi địa lý khách mua có thể thay đổi, ông Korotchenko nhận định.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga.

Mặc dù PAK FA của Sukhoi sẽ ra thị trường thế giới muộn hơn F-35 của Mỹ, nhưng sự chậm trễ này sẽ được bù đắp bằng các tính năng kỹ-chiến thuật cao hơn của máy bay Nga. Cũng cần tính đến việc vào nửa đầu thế kỷ 21, hàng loạt quốc gia vì gặp phải sự cạnh tranh ngày càng tăng của Mỹ và muốn duy trì sự tự chủ về chính trị, sẽ buộc phải tìm kiếm các đối tác về hợp tác sản xuất các hệ thống vũ khí công nghệ cao.

Vì thế, TsAMTO không loại trừ khả năng trong tương lai, hàng loạt quốc gia Tây Âu, trước hết là Pháp và có thể cả Đức sẽ thể hiện sự quan tâm thực tế đối với quan hệ đối tác với Nga trong việc phát triển tiêm kích thế hệ 5.

Tự lực thực hiện một chương trình tương tự, bắt đầu từ con số 0 dựa trên các nỗ lực của bản thân thì họ sẽ không thể, còn mua F-35 như nhiều quốc gia khác hiện làm thì họ không muốn phụ thuộc về công nghệ và chính trị vào Mỹ.

Việc chế tạo hệ thống máy bay chiến thuật tương lai thế hệ 5 của Nga là một trong những ưu tiên quốc phòng cao nhất và nằm trong sự kiểm soát đặc biệt của ban lãnh đạo chính trị-quân sự Nga.
Theo dự báo của TsAMTO, các khách hàng tiềm năng mua PAK FA gồm có:

01. Algeria: có thể mua 24-36 tiêm kích thế hệ 5 trong giai đoạn 2025-2030;
02. Argentine: 12-24 chiếc trong giai đoạn 2035-2040;
03. Brazil: 24-36 chiếc trong giai đoạn 2030-2035;
04. Venezuela: 24-36 chiếc trong giai đoạn 2027-2032;
05. Việt Nam: 12-24 chiếc trong giai đoạn 2030-2035;
06. Ai Cập: 12-24 chiếc trong giai đoạn 2040-2045.
07. Indonesia: 6-12 chiếc trong giai đoạn 2028-2032;
08. Iran: 36-48 chiếc trong giai đoạn 2035-2040;
09. Kazakhstan: 12-24 chiếc trong giai đoạn 2025-2035;
10. Trung Quốc: đến 100 chiếc trong giai đoạn 2025-2035;
11. Libya: 12-24 chiếc trong giai đoạn 2025-2030;
12. Malaysia: 12-24 chiếc trong giai đoạn 2035-2040;
13. Syria: 12-24 chiếc trong giai đoạn 2025-2030).

1 nhận xét: